Làng Cheng Leng, thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vốn có 9 hộ định cư từ lâu, sau đó hơn chục hộ ở nơi khác cũng kéo lên đây lập nghiệp. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở đây đều có chung hoàn cảnh lúc nào cái bụng cũng không đủ no và gần một nửa dân số mù chữ.
Đất đai là tư liệu sản xuất chính của phần lớn đồng bào DTTS. Thế nhưng, hàng nghìn hộ dân đã cho người khác thuê đất của mình, rồi lại đi làm thuê, khiến cuộc sống luôn trong tình trạng bấp bênh, nghèo đói bủa vây.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên như, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông rất bức xúc về việc Công ty cổ phần Xuất khẩu nông sản sạch Việt Nam đã liên kết với các hộ dân trồng gừng sạch; tuy nhiên, sau khi ký liên kết, gừng đến ngày thu hoạch, nhưng công ty này lặn “mất tăm” để lại cho nông dân một “cục nợ” không biết giải quyết ra sao?
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ký kết chương trình cho vay tái canh cà phê. Trong đó, Ngân hàng cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 758 tỷ đồng (xấp xỉ 6%).
Hàng vạn hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, phải vay nợ tư nhân với lãi suất rất cao, khiến cuộc sống mãi ngập trong nợ nần.
Huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vốn được coi là “thủ phủ” hồ tiêu của vùng Tây Nguyên. Những năm trước, khi tiêu được mùa, được giá, người dân đổ xô đi trồng tiêu. Thế nhưng thời gian gần đây, hàng ngàn ha tiêu bỗng dưng héo dần và chết khiến nhiều người điêu đứng.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, UBND tỉnh Gia Lai hỗ trợ hơn 1.200 thôn, làng đồng bào DTTS trên 6 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện cho đồng bào đón Tết cổ truyền vui vẻ, đầm ấm.
Nhìn những căn nhà kiên cố hiện hữu giữa bạt ngàn màu xanh no ấm, bà Đinh Thị Ngoại và nhiều người khác ở làng Lợt (xã Nghĩa An, Kbang, Gia Lai) tràn ngập niềm tin và sự xúc động, bộc bạch rằng: Thành quả ấy sinh ra từ sự gắn kết keo sơn, nghĩa tình giữa Đảng, Nhà nước và bà con đồng bào dân tộc thiểu số, từ những sự kết nghĩa thắm tình. Dẫu còn nhiều nhà chưa giàu lên nhưng người dân ở Nghĩa An, trước cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chỉ nghe theo Ðảng, Nhà nước, không nghe kẻ xấu.