Trên khắp các thôn, làng của huyện biên giới Đăk Glei (Kon Tum), những Người có uy tín vẫn đang ngày đêm thầm lặng cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng cuộc sống ấm no, thôn, làng vững mạnh. Họ được xem như những cây “đại thụ” ở các thôn, làng miền biên viễn này.
Media -
BDT -
19:59, 05/08/2024 Vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, đồng bào Gié Triêng vào rừng đi lấy than về để rèn các dụng cụ, chuẩn bị vào vụ sản xuất mới. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có than từ loại cây Kchiah mới ăn no lửa, rèn nên những dụng cụ sản xuất tốt. Đây là thời điểm bà con tổ chức lễ hội cộng đồng lớn trong năm, gọi là Lễ hội ăn than hay Tết Cha Kchah.
Pháp luật -
P.Nguyên - T.Nhân -
22:18, 15/05/2023 Ngày 15/5, Công an huyện Đăk Glei đang phối hợp với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Kon Tum điều tra vụ án mạng khiến một người tử vong tại xã biên giới Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei.
Photo -
Thúy Hồng -
09:44, 03/07/2024 Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Trong khi tìm kiếm đầu ra cho quả chanh không hạt, cô gái người Gié Triêng Hồ Thùy Thị Linh (SN 1989, thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã nghiên cứu, chế biến sâu và cho ra đời sản phẩm Cao chanh đường phèn, bước đầu được thị trường đón nhận.
Theo UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam), Ngày hội văn hóa truyền thống của người Bhnong (nhánh địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng) năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 19 - 21/7, với chủ đề “Sắc màu văn hóa Bhnong - Hội nhập và phát triển”.
Xác định giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Kon Tum có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực để làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS.
Đắk Dục là xã biên giới, nằm ở phía bắc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Trên địa bàn xã tập trung đông đồng bào dân tộc Gié Triêng. Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước cùng sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương, đồng bào Gié Triêng nơi đây đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Trên rẻo cao mù sương, với cái lạnh vùng biên cương Đắc Pring, huyện Nam Giang (Quảng Nam) xa xôi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi ngồi trong không gian thiêng liêng của Ơớng (nhà làng) và đắm chìm trong sử thi, trường ca bất tận của người Ve (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng). Ơớng là nơi để sự đoàn kết, nét đẹp văn hóa tinh thần của người Ve tiếp tục được bảo tồn và phát huy.
Những năm qua, nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, công cụ phục vụ sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người dân. Nhờ đó, đời sống của bà con vùng đồng bào DTTS được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.
Media -
Kim Anh - Tố Oanh -
15:24, 07/10/2022 Gié Triêng là tên gọi chung của các nhóm địa phương khác nhau, Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong). Dân tộc Gié Triêng ở Việt Nam có hơn 50.000 người, chủ yếu sinh sống ở miền núi, Bắc Tây Nguyên, trong đó cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum. Trong xã hội truyền thống người Gié Triêng cư trú thành từng làng. Làng thường được lập ở những sườn đồi thấp, men theo các con suối.
Đã lâu lắm rồi tôi mới về thăm lại Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum). Dạo quanh các thôn, làng của xã, ghé thăm các khu sản xuất và gặp gỡ, trò chuyện với người dân, tôi cảm nhận được sự thay đổi khá rõ nét trong nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc Gié Triêng nơi đây.
Mặc dù đã triển khai Dự án xây dựng thủy điện Đăk Mi 1 và Khu tái định cư (TĐC) cho người dân để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay người dân tại TĐC thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vẫn sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt và các công trình sinh hoạt cộng đồng.