Ngày 17/5, Huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019. Tham dự có ông Lô Xuân Vinh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An; ông Kha Văn Tám, Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với 110 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 40.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Chiều ngày 17/5, huyện Tương Dương (Nghệ An) tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ III. Tham dự Đại hội có ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo một số Sở ngành, các huyện miền núi trong và ngoài tỉnh… cùng 150 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Với chủ đề “Các dân tộc huyện Bù gia mập đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển” , ngày 17/5/2019, UBND huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ ii, năm 2019. Đây là Đại hội điểm của tỉnh. Dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng vụ Dân tộc thiểu số (ủy ban Dân tộc), ông Lã Chí Dũng, Trưởng đại diện Văn phòng ủy ban Dân tộc tại TP . Hồ Chí minh, ông ma Ly Phước, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước và 150 đại biểu đại diện cho 22 DTTS hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 96,02% số dân và là vùng “lõi nghèo” của tỉnh Quảng Ninh. Do đó, trong những năm qua công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn được huyện Bình Liêu xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, được thực hiện quyết liệt thường xuyên, liên tục.
Quan Sơn là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có trên 90% đồng bào DTTS, hộ nghèo và cận nghèo chiếm đa số. Những năm qua, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào đang ngày một nâng cao.
Trong 2 ngày (15-16/5), huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III. Đây là địa phương được tỉnh Lào Cai lựa chọn đại hội điểm hướng tới Đại hội Đại biểu các DTTS toàn tỉnh trong thời gian tới. Về dự Đại hội có 150 đại biểu đại diện cho các dân tộc trong huyện, đại biểu Vụ Dân tộc thiểu số UBDT…
Chiều 16/5/2019, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) cho đồng bào DTTS nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải, Trưởng ban Soạn thảo chủ trì phiên họp.
Về các ấp có đông đồng bào DTTS sinh sống của huyện Trần Đề (Sóc Trăng), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay rõ nét của bộ mặt nông thôn, buôn ấp hôm nay. Sự khởi sắc đó có phần đóng góp rất lớn của Người có uy tín trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Tới thăm huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) những ngày đầu tháng Năm khi Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III, năm 2019 của huyện đang chuẩn bị diễn ra, chúng tôi cảm nhận một không khí hân hoan, phấn khởi từ khắp các bản làng…
Với chủ đề: “Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong đoàn kết, phát huy nội lực, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng quê hương giàu đẹp, hội nhập và phát triển”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình lần thứ III năm 2019, diễn ra ngày 14/5 đã thành công tốt đẹp với sự tham dự của 141 đại biểu đại diện cho trên 30.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Cao Phong.
Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh vùng cao biên giới Lào Cai. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn. Để nhận diện rõ hơn sự đổi thay này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.
Sáng 10/5, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo đối với đồng bào DTTS và miền núi. Ông Phùng Xuân Nhạ Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) đồng chủ trì Hội thảo.
Đó là chủ đề của Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Vị Xuyên lần thứ III năm 2019 vừa diễn ra sáng 10/5. Đây là Đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Hà Giang với 150 đại biểu tham dự. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Hiện nay, tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông vẫn diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cách nuôi này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Đối với các địa phương miền núi, vùng DTTS, đào tạo nghề được kỳ vọng là giải pháp quan trọng giúp người dân tạo công ăn việc làm, đẩy lùi đói nghèo. Tuy nhiên, ở huyện vùng cao Nậm Pồ, địa phương nghèo nhất, khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại đang bộc lộ nhiều bất cập. Lao động chưa sống được bằng nghề đào tạo, thiếu việc làm, người dân bất chấp nguy hiểm xuất cảnh chui ra nước ngoài để làm thuê… Đây là bài toán khó mà chính quyền huyện Nậm Pồ chưa tìm ra lời giải thoả đáng.
Thời gian gần đây, “khởi sự doanh nghiệp” đang là cụm từ được nhắc đến nhiều ở các diễn đàn chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, để doanh nghiệp khởi sự được-nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực miền núi, thì vẫn cần một sự trợ sức kịp thời từ chính sách.
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội.
Để phát triển vùng DTTS, miền núi , tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đặc thù trong thực hiện công tác dân tộc, trong đó có Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020” (Đề án 196). Đến nay, việc thực hiện Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2019 không còn thôn, xã nằm trong diện ĐBKK…
Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 1.407 Người có uy tín. Với những việc làm cụ thể, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều đóng góp cho quê hương. Từ các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia giữ gìn an ninh trật tự… Người có uy tín luôn gương mẫu, đi đầu, chung tay xây dựng quê hương, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Dự án “Sinh kế bền vững cho phụ nữ nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” của Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), do quỹ Chanel tài trợ, sẽ hỗ trợ, tạo sinh kế bền vững cho nhiều phụ nữ vùng DTTS, miền núi trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang khiến thiên tai và thời tiết ngày càng cực đoan.