Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020" (Đề án 196) là cách làm riêng của tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng cường đầu tư cho vùng khó. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội để phát triển bền vững.
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc thiểu số ít người của tỉnh Điện Biên, điều kiện kinh tế, cuộc sống trước đây còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên từ năm 2013 trở lại đây, Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc Cống” được triển khai đã tạo những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò, gương mẫu trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương... Những đóng góp của họ đã góp phần cùng với chính quyền và nhân dân từng bước xây dựng nông thôn mới. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số gương Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Đề cập về đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn cho rằng, đó là một mảnh đất màu mỡ vô tận, khai thác mãi cũng không bao giờ cạn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các tác phẩm văn học về đề tài DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Để bắt nhịp được với xu thế của văn chương, mảng văn học đề tài dân tộc và miền núi cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Ngày 25/7, Ðoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Đăk Lắk về thực trạng và giải pháp ổn định dân di cư đến địa bàn. Tham gia đoàn công tác còn có đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc.
Không giải quyết được đất sản xuất cho các hộ có nhu cầu, một phương án được các địa phương lựa chọn là hỗ trợ bà con chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề chưa thực sự tạo nguồn thu nhập mới cho người dân.
Ngày 24/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Bùi Văn Lịch, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc đã tiếp đoàn. Cùng dự có đại diện một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 32 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Hồ Xuân Trăng làm Trưởng đoàn.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2020, huyện Tây Trà phải có 1 xã về đích nông thôn mới (NTM) và 5 xã đạt từ 7 tiêu chí trở lên. Tuy nhiên, với đặc thù của một huyện miền núi, dù mục tiêu đặt ra không cao, nhưng đang là quá sức đối với địa phương.
Tại không ít địa phương, tư tưởng không muốn thoát nghèo để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến trong người dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), thời gian gần đây, không cần sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân vẫn chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Ngày 23/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 đã tiếp đoàn. Cùng dự có đại diện một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 26 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi.
Từ năm 2002 đến nay, nhiều quyết định triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo đã được ban hành. Tuy vậy, sau nhiều năm, các địa phương vẫn mải miết đuổi theo mục tiêu bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu.
Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 30 Người có uy tín trong cộng đồng. Thời gian qua, Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng dân số.
Trong 2 ngày (17-18/7/2018), Đoàn công tác Uỷ ban Dân tộc (UBDT) do Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác tại các tỉnh khu vực Tây Nam bộ.
Giản dị, mộc mạc và đầy tâm huyết với công tác thôn, xóm là những gì dễ nhận thấy ở ông Lý Văn Phủ (SN 1963), Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, một Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì (Hà Nội).
Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), phân bố chủ yếu ở các huyện có đông đồng bào DTTS cư trú như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; nhiều nhất là huyện Sơn Động, với gần 40 người mắc bệnh. Điều đáng nói là vấn đề này hiện vẫn chưa được các cơ quan chuyên ngành quan tâm, tìm hiểu nguyên do.
Qua quá trình thanh tra của cơ quan chức năng về việc thực hiện Chương trình 135; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở xã thôn bản ĐBKK (QĐ 755/QĐ-TTg năm 2013); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (102/QĐ-TTg năm 2009) tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2015-2016, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Chiều 16/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự có đại diện các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT cùng 25 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang, do ông Hoàng Xuân Đẹp, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang làm Trưởng đoàn.