Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer cao nhất nước, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng đồng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà vinh. Tuy nhiên, hiện tại, tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đã về đích nông thôn mới, nên đối tượng thụ hưởng bị thu hẹp. Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã có cuộc trao đổi thông tin với báo Dân tộc và Phát triển về tình hình thực tế triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Trà Vinh
Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, vừa khép lại với nhiều dấu ấn tốt đẹp. 497 tấm gương điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội, được tôn vinh trong buổi lễ trang trọng, với sự tham dự, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, một biểu tượng sinh động về đoàn kết các dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng DTTS và miền núi, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Media -
BDT -
20:00, 13/12/2023 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xác lập kỷ lục Việt Nam với 2 công trình từ lúa. Tp. Buôn Ma Thuột: Khánh thành Chợ phiên @ BMT. Lớp học đặc biệt ở vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS miền núi
Giữ vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS, thời gian qua, đội ngũ người có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống để thoát nghèo bền vững.
Cùng với triển khai các dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đây là giải pháp để hạn chế tình trạng di cư tự phát (DCTP), thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) toàn quốc năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đến dự và phát biểu chỉ đạo. Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò to lớn của đội ngũ Người có uy tín; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ có những bước phát triển mới, đời sống của đồng bào DTTS tiếp tục được nâng lên, góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT- XH của huyện.
Thời gian qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc trên địa bàn Sơn Dương đang ngày càng đổi thay.
Vận động nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ và kiều bào ta ở nước ngoài là lĩnh vực đặc thù của đối ngoại Nhân dân, góp phần huy động nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhất là cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong bối cảnh hiện nay, công tác vận động nguồn lực ngoài nước có những thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn mới, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp hơn.
Theo kế hoạch, Liên hoan sẽ diễn ra tối 16/12 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã góp phần giúp người dân tạo sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Không những quyết liệt đấu tranh, xử lý vi phạm, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và huy động cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể bằng nhiều hình thức, linh hoạt, tích cực tuyên truyền, vận động người dân nêu cao cảnh giác không để các đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các tổ chức tà đạo và kiên quyết xử lý xóa bỏ các hội, nhóm tà đạo đội lốt tôn giáo.
Để thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ học tập, học sinh, sinh viên ở vùng đòng bào DTTS và miền núi phải đáp ứng điều kiện gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quy định này cần được xem xét điều chỉnh để bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách, bởi khoảng cách giữa nghèo và không nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi rất mong manh.
Thực hiện Dự án 4 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025, hiện nay tỉnh Cao Bằng đã triển khai đầu tư nhiều công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Những năm gần đây, với các nguồn đầu tư của Nhà nước, cùng sự tham gia tích cực của đồng bào người Cống, Mảng, Si La và Lự , một số hủ tục, lạc hậu còn tồn tại đang từng bước bị đẩy lùi khỏi đời sống của đồng bào các DTTS. Đồng bào ý thức việc xây dựng nếp sống văn minh, hiểu hơn về tầm quan trọng chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.
Với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới nội dung theo hướng đa dạng, thiết thực, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông giảm nghèo về thông tin trên địa bàn huyện.
Bên cạnh việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, nhiều năm qua, chính quyền và Nhân dân vùng đồng bào DTTS & miền núi tỉnh Khánh Hòa đã chủ động, tích cực phát huy tiềm năng, thế mạnh tại địa phương. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các DTTS nâng lên rõ rệt...
Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các DTTS. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, tỉnh Lai Châu đã định hướng và ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề phù hợp trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế nhằm biến di sản thành tài sản, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, cải thiện đời sống của các chủ thể sở hữu di sản.
Nhằm ghi nhận những đóng góp, công lao của đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTTS, từ ngày 11 - 13/12, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, một biểu tượng sinh động về sự đoàn kết các dân tộc, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng DTTS và miền núi; tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Từ ngày 11 - 13/12/2023, Ủy ban Dân tộc tổ chức “Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023”. Tham dự Hội nghị có 497 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu, có nhiều thành tích trên các lĩnh vực công tác tại cơ sở. Bên lề Hội nghị, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận một số ý kiến, chia sẻ của đại biểu tham dự.