Bù Gia Mập là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước. Đồng bào DTTS ở huyện Bù Gia Mập chiếm gần 37% dân số toàn huyện, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Nhưng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phá triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), vùng biên Bù Gia Mập đã có nhiều khởi sắc.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các DTTS ở tỉnh Bình Thuận đã có những thay đổi rõ rệt. Nguồn ngân sách năm 2023 đã được tỉnh triển khai đến các địa phương và thực hiện một cách khẩn trương, tích cực, tỷ lệ giải ngân đạt cao.
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long. Cùng dự buổi gặp mặt có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Ngày 22/12, tại Tp. Phan Thiết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiến tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận năm 2023.
Ngày 22/12, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) đã gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Phạm Thị Phước An chủ trì buổi gặp mặt.
Media -
BDT -
20:00, 22/12/2023 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay, ngày 22/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh "Nét đẹp người chiến sĩ" tại Đà Nẵng. Độc đáo Công viên nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long. Đội cồng chiêng tóc dài Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mù chữ gắn liền với các thách thức xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về thu nhập…, vì vậy công tác xóa mù chữ (XMC), phổ cập giáo dục (PCGD) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và được triển khai tích cực trong thời gian qua nhằm góp phần nâng cao dân trí vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác XMC thì cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả bền vững lâu dài hơn nữa.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tích cực cùng các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng về kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 và những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tiếp theo.
Thực hiện nội dung 1, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 về 'Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, UBND huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã xác định, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có 13 DTTS cùng sinh sống, Những năm trước đây, đời sống kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, thậm chí có những gia đình mùa giáp hạt vẫn thiếu ăn. Gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở Tánh Linh đã có nhiều đổi thay.
Trùng Khánh là 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đặc thù địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nên đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, trình độ dân trí còn hạn chế và mật độ dân số phân bố không đồng đều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS nơi đây đã có nhiều đổi thay.
Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một trong những huyện nghèo của cả nước với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Nếu như trước đây, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô, thì từ khi cây dược liệu xuất hiện đã làm thay đổi diện mạo nơi đây.
Thực hiện Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các huyện, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là huyện miền núi, trong đó đồng bào DTTS chiếm 80%. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện còn cao, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế…
Ban Dân tộc tỉnh An Giang vừa tổ chức Họp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh An Giang năm 2023. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc Nguyễn Hoàng Hành đã đến dự.
Nhờ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình sản xuất từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào DTTS vùng cao của tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt.
UBND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2023.
Những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Phú Yên bao gồm 3 huyện: Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Đây là nơi sinh sống của 32 DTTS, trong đó chủ yếu là dân tộc Ê Đê, Ba Na và Chăm. Nhờ thực hiện kịp thời, đồng bộ các chương trình, chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn đã và đang có những đổi thay tích cực.
Từ ngày có cây tía tô, cuộc sống của đồng bào DTTS tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có nhiều đổi thay tích cực. Bà con có việc làm, thu nhập ổn định, từ đó đẩy lùi cái đói, cái nghèo bao năm qua.