UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Ngày 7/11, Ban Dân tộc Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc 10 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.
Trong những thành quả phát triển ở vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn vừa qua, đáng kể nhất là sự tăng trưởng kinh tế khá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hạ tầng cơ sở vùng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc… Thành quả đó bắt nguồn từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển vùng DTTS, miền núi . Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi đang được cả hệ thống chính trị triển khai quyết liệt, kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ để vùng DTTS, miền núi phát triển nhanh, toàn diện, bền vững trong thời gian tới.
Văn Bàn là huyện vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) được địa phương đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được huyện chú trọng, có vai trò quyết định đó là tập trung triển khai hiệu quả, thực chất nguồn vốn từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, với phương châm “mỗi nguồn vốn, mỗi dự án, mỗi tiểu dự án, hoạt động phải gắn với mục tiêu hoàn thành các tiêu chí NTM.
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh lý di truyền và hiện nay đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới chất lượng dân số, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2022, lần đầu tiên, hoạt động phòng bệnh tan máu bẩm sinh được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là một bước tiến hết sức quan trọng trên chặng đường đẩy lùi bệnh Thalassemia – căn bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kon Tum được Trung ương phân bổ hơn 2.752,66 tỷ đồng vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch bố trí nguồn ngân sách địa phương đối ứng là 623,45 tỷ đồng.
Xã hội -
Uyển Nhi -
08:05, 04/11/2022 Vừa qua, tại Hội nghị triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023”, tỉnh Cao Bằng đề ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2023 thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ gia đình có trong danh sách rà soát đến tháng 12/2020 và tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi... trong giai đoạn 2024 - 2025.
Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.
Giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách ở địa bàn này. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) để định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) là cấp thiết.
Tin tức -
Kim Anh -
13:10, 02/11/2022 Sáng 2/11, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11, 12/2022. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc UBDT: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông, đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự có toàn thể lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 với hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS gắn với các dự án giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã dồn nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ đó, diện mạo của vùng này đã có nhiều thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, giữa miền núi và miền xuôi của tỉnh vẫn còn khoảng cách khá lớn. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Chương trình sẽ tiếp thêm động lực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đưa miền núi dần tiến kịp với miền xuôi.
Nguyên tắc về chính sách dân tộc của nước ta là “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Trong đầu tư công, nguyên tắc này được thể hiện rõ ở yêu cầu ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch số 2889/QĐ-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025) trên địa bàn tỉnh.
Sau khi Bộ Chính trị khóa XII có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Lĩnh vực công tác dân tộc bước vào giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu cao hơn, nhiều thử thách nhưng cũng đầy kỳ vọng.
Thời sự -
Phạm Tiến -
11:10, 28/10/2022 Phát biểu tại hội trường trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 28/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, tổng số xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 giảm 406 xã, 6.954 thôn so với giai đoạn 2016 - 2020.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
10:30, 26/10/2022 Chiều 26/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (sau đây gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều nỗ lực, cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ chế, chính sách mang tính nền tảng, tạo hành lang thông thoáng để Chương trình nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại lợi ích cho Nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 19/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia những tháng còn lại năm 2022 và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.