Thực hiện tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025, thời gian qua tỉnh Đăk Lăk đã và đang nỗ lực cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tiến tới xoá bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS&MN.
Với việc xem xét, thông qua 2 nghị quyết riêng về lĩnh vực dân tộc trong một nhiệm kỳ, Quốc hội Khóa XIV đã cụ thể hóa Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước”. Việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc cũng đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách dân tộc, nhất là giải được bài toán “chính sách chờ vốn” kéo dài trong những năm qua.
Xã hội -
Minh Phương -
10:05, 05/12/2023 Thực hiện tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025, đến nay tỉnh Lào Cai không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tình trạng tảo hôn đang từng bước được đẩy lùi.
Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.
Là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Lãng đặc biệt quan tâm đến công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó chú trọng đến việc phát huy vai trò của Người có uy tín - những người thường xuyên gắn bó với người dân, nắm rõ được nguồn gốc của mọi sự việc phát sinh tại cơ sở. Nhờ đó đã tác động tích cực đến các mặt của đời sống xã hội, góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 27/11, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 89 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023.
Bình Thuận là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai các chính sách dân tộc. Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã đổi thay đáng kể. Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, mang đến luồng gió mới, làm cho bức tranh miền núi có nhiều gam màu sáng.
Thời sự -
Hoàng Quý -
11:31, 29/11/2023 Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, huyện Đakrông đã áp dụng một số cơ chế đặc thù, huy động và lồng ghép nhiều nguồn vốn nên kết quả thực hiện các dự án, nội dung, hạng mục từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) là rất khả quan về tiến độ và chất lượng.
Đăk Glei là huyện biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum, với gần 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Gié Triêng và Xơ Đăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh đoàn kết của các dân tộc, từ một huyện nghèo khó, Đăk Glei đang từng bước vươn lên về mọi mặt theo đà phát triển của đất nước.
Tin tức -
Văn Hoa -
06:40, 27/11/2023 Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Tin tức -
Văn Hoa -
15:35, 25/11/2023 Ngày 24/11/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Lãng và Trung tâm học tập cộng đồng xã Bắc La tổ chức Lễ bế giảng lớp xóa mù chữ năm học 2022 – 2023 tại nhà văn hóa thôn Nà Sòm, xã Bắc La.
Tin tức -
Văn Hoa -
11:12, 25/11/2023 Theo Kết luận số 955-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tại Hội nghị giao ban Chuyên đề quý III năm 2023 về “Tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025” nêu rõ, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 và các nguồn vốn khác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh giảm bình quân 6,39%/năm.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và tập huấn là những phần việc, nội dung đã và đang được Hội LHPN tỉnh Nghệ An tập trung triển khai trong thời gian qua, kể từ khi thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 về thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Tài sản hình thành từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (NSNN) nên phải quản lý theo quy định đối với tài sản công. Tuy nhiên, các dự án có sự tham gia đóng góp của các đối tượng ngoài Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai, các địa phương rất lúng túng trong thực hiện các quy định về cơ chế sử dụng NSNN và quản lý tài sản công sau khi dự án kết thúc.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Trước nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ở Nghệ An, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn giải quyết những khó khăn cấp thiết này của đồng bào.
Thời sự -
Hoàng Quý -
18:30, 15/11/2023 Ngày 15/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã có phiên họp để cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là hoạt động quan trọng trong các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025. Việc chậm ban hành quy định trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ, tiêu chí lựa chọn khiến các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất bị ngưng trệ, tác động đến đời sống của các đối tượng được thụ hưởng, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.