Những năm qua, Người có uy tín Ngô Vũ Đại (sinh năm 1955), dân tộc Hoa, ở phường 3, TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) đã luôn hăng hái trong công tác vận động ủng hộ các quỹ an sinh xã hội, quỹ vì người nghèo, vận động xây dựng cầu nông thôn, nhà đại đoàn kết, chữa bệnh cho người nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật… Việc làm nhân văn của ông đã kịp thời giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Ông là 1 trong 8 đại biểu của tỉnh Bạc Liêu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020.
Nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây 2020, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức chuyến đi tặng quà và nhà cho đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các Huyện Hòa Bình, Đông Hải và Thị xã Giá Rai.
Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã và đang tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Để rõ hơn nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu.
Tin tức -
N.Tâm -
16:17, 28/02/2020 Ngày 28/2, tại Cà Mau, Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2019 và ký kết giao ước thi đua năm 2020. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự Hội nghị.
Thời sự -
Như Tâm -
20:04, 04/11/2019 Ngày 4/11, tại TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III năm 2019.
Từ sau Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II (giai đoạn 2014 - 2019), đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu đã quyết tâm cùng chính quyền địa phương tạo sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Phát huy thành tựu đạt được, Đại hội lần thứ III (giai đoạn 2019 - 2024) tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ nhằm duy trì phát triển bền vững các thành quả, tạo sự thay đổi căn bản về đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) trong vùng đồng bào DTTS.
Giải đua ghe ngo ở Bạc Liêu đã diễn ra vào sáng 13/10, tại huyện Phước Long. Đây là sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III năm 2019 tỉnh Bạc Liêu.
Nhìn lại một nhiệm kỳ Đại hội đại biểu các DTTS (2014 -2019), các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ đối với đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Bức tranh về những vùng quê có đông đồng bào Khmer sinh sống ở Bạc Liêu hôm nay, đang bừng lên những gam màu tươi sáng trong mùa đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay.
Chiều 15/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bạc Liêu. Đoàn gồm 30 đại biểu, do ông Trần Hoàng Duyên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu, đang diễn ra mạnh mẽ, tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tất cả các ngành kinh tế-xã hội đều có tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, từ sản xuất nông nghiệp đến công thương, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, quản lý nhà nước... Qua đó sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Thời gian qua, với phương châm “Phong trào thi đua làm theo lời Bác phải cụ thể, lời nói phải đi đôi với việc làm”, các cấp Hội Phụ nữ Bạc Liêu đã triển khai nhiều mô hình, phần việc thiết thực, hiệu quả như: “Nuôi heo đất”, “Tiết kiệm xây nhà tình thương cho hộ nghèo”, “Tiết kiệm điện”, “Hũ gạo tình thương”, “Chuyển giao vật dụng gia đình cho hộ nghèo”; vận động phụ nữ tích cực tham gia thực hiện mô hình “Nhà nhà treo ảnh Bác”... thu hút đông đảo chị em tham gia.
Với phương châm điều hành “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhiều năm qua tỉnh Bạc Liêu đã thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến và tham gia thực hiện các phong trào của người dân địa phương; góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận (dân tộc Hoa) sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu, quê hương của bản đờn ca tài tử bất hủ “Dạ cổ hoài lang”. Ông vốn khởi nghiệp bằng nghề Đông y nhưng lại rất say mê nghiên cứu văn hóa dân gian Nam bộ và đờn ca tài tử. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã công bố, xuất bản, được đánh giá cao về giá trị khoa học xã hội và nhân văn. Hiện, ông là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bạc Liêu, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Để triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 56/ KH-UBND ngày 12/6/2018 (Kế hoạch 56) nhằm thực hiện hiệu quả Đề án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu xung quanh vấn đề này.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi, có tác dụng giảm được mùi hôi, hạn chế các bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học vẫn còn nhiều hạn chế, mô hình tuy hiệu quả nhưng khó nhân rộng.
Trong khi người nuôi tôm vất vả “mua” sự may mắn vào thời tiết, thì anh Long Văn Nghĩa, ngụ phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, đã nghiên cứu nuôi tôm trong hồ nổi dạng tròn, vừa tiết kiệm diện tích, hiệu quả lại cao do chi phí sản xuất thấp; sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, không gây ô nhiễm môi trường.
Thời gian qua, với việc phá thế độc canh cây lúa, bằng mô hình sản xuất lúa-tôm ở Bạc Liêu đã khẳng định được tính bền vững và có khả năng thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu. Với tổng diện tích sản xuất đến nay, vượt hơn 33.740ha (chiếm khoảng 25% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh), mô hình này được đánh giá là mô hình sản xuất hiệu quả và cần nhân rộng trong thời gian tới.
Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình cụ thể, thiết thực giúp hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững như: trao vốn phát triển sản xuất, tặng phương tiện sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh, bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái nghèo. Dự kiến trong năm 2018, sẽ có 4.000 hộ thoát nghèo.
Hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Trước đây, người dân ở Bạc Liêu chỉ khai thác hàu tự nhiên tại các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng.
Nhiều năm qua, trồng bồn bồn là mô hình giúp cho những hộ nông dân vùng ngọt hóa tỉnh Bạc Liêu có cơ hội thoát nghèo. Riêng xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi-Bạc Liêu) bồn bồn đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.