Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số…
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng, quan tâm phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ các lớp đào tạo nghề đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi.
Tin tức -
Thúy Hồng -
09:13, 28/11/2024 Theo Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của UBND huyện Bình Gia, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3-Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã phân bổ nguồn vốn là 2.828 triệu đồng. Nguồn vốn kéo dài của năm 2022 thực hiện năm 2024 là 18 triệu đồng, vốn kéo dài của năm 2023 thực hiện năm 2024 là 218 là triệu đồng (trong đó: 195 triệu đồng ngân sách Trung ương, 23 triệu đồng ngân sách huyện).
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Tin tức -
Thúy Hồng -
18:31, 07/11/2024 Thực hiện Tiểu dự án 1- Dự án 6: Truyền thông giảm nghèo thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lắp đặt hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về công tác giảm nghèo.
Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, những năm qua huyện Bình Gia đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp người dân thụ hưởng các chính sách kịp thời, hiệu quả, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ và chính quyền huyện Bình Gia đã đề ra nhiều chỉ tiêu, mục tiêu quan trọng. Phấn đấu đến hết năm 2025, giải quyết cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân.
Tin tức -
Minh Anh -
10:10, 26/10/2024 Ngày 25/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội thi Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Tham dự hội thi có 11 đội đại diện cho 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Media -
BDT -
20:00, 18/09/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
Thúy Hồng - Tuấn Ninh -
01:47, 15/07/2024 Vốn là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch đã khẳng định thương hiệu du lịch của huyện Bình Gia, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin tức -
Mỹ Loan -
19:46, 28/06/2024 Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là cột mốc quan trọng với học sinh, tất cả các em đều chuẩn bị kiến thức và tâm lý tốt nhất để dự thi. Nhưng cũng có những thí sinh không may gặp những vấn đề về sức khỏe trước ngày thi. Thí sinh Hoàng Thị Loan - Lớp 12a2, Trường THPT Pắc Khuông, huyện Bình Gia, là thí sinh đặc biệt của điểm thi số 14 tại Trường THPT Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Media -
Thuý Hồng - Tuấn Ninh -
03:14, 19/06/2024 Trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng vùng cao xứ Lạng, múa sư tử mèo là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, không thể thiếu trong những dịp lễ, tết… Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Xã hội -
Hồng Phúc -
09:50, 15/06/2020 Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện 30a Bình Gia (Lạng Sơn) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh vực. Đây là nền tảng, đồng thời cũng là động lực để Đảng bộ và Nhân dân huyện Bình Gia bước vào giai đoạn mới.
Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương.