Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), Sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội) đã dàn dựng tác phẩm sân khấu mới “Lá đơn thứ 72” về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hướng tới Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022), Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động trong tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Vở nhạc kịch “Người cầm lái” vừa được Nhà hát Công an nhân dân hoàn thành dàn dựng. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890–19/5/2022) và 40 năm thành lập Nhà hát Công an Nhân dân (1982–2022).
Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Tuyên Quang cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (2/4/1947-2/4/2022), Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến - Tầm vóc lịch sử và giá trị thời đại. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu tại hội thảo của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Thời sự -
Kim Anh (t/h) -
17:13, 31/03/2022 Ngày 31/3, Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến - Tầm vóc lịch sử và giá trị thời đại” nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (2/4/1947 - 2/4/2022).
Cách đây đã 75 năm ( ngày 20/2/1947), Bác Hồ viết thư gửi đồng bào vùng thượng du Thanh Hóa. 75 năm trôi qua, đồng bào các DTTS Thanh Hóa luôn nhớ những lời căn dặn yêu thương của Người, phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội, làm giàu cho quê hương để xứng đáng với niềm tin và lời căn dặn của Bác.
Sáng 8/2, tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Nhâm Dần 2022 và trưng bày sách kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (20/2/1947 - 20/2/2022).
Đảng ta, Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam - sáng lập và rèn luyện, ra đời vào Xuân 1930 với sứ mệnh và lý tưởng giải phóng cao đẹp - giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc, mang lại tự do ấm no hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam.
Là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng nước nhà, những điều Bác Hồ nói về nghề báo đã quá nửa thế kỷ, nay vẫn nguyên giá trị; như lời chỉ bảo, lời tâm sự thân tình về nghề mà với bất kỳ người làm báo nào cũng phải lấy đó làm cẩm nang cho mình. Viết báo là để làm cách mạng; mỗi tác phẩm báo chí phải như một nhịp cầu kết nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, viết cái gì có lợi cho đất nước, cho dân tộc.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai (8-12-1961 / 8-12-2021), ngày 12/12, tại Khu Di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Khu di tích.
Tin tức -
Ngân Anh (T/h) -
10:45, 14/11/2021 Chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Trên mỗi bàn thờ gia đình luôn có một không gian riêng rất trang trọng dành thờ di ảnh của Bác Hồ. Đó là cách mà người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đến Người.
Xã hội -
Lam Giang -
16:00, 19/08/2021 Năm nay hơn 91 tuổi, ông Hoàng Văn Tam, thôn Làng Chạp, xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) vẫn vẹn nguyên ký ức về những lần được gặp Bác Hồ. Mỗi lần nhớ đến kỷ niệm đẹp này, đôi mắt ông sáng rực, khuôn mặt hạnh phúc, kể trong cảm xúc thành kính dành trọn cho vị Cha già dân tộc.
Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã trở thành bất hủ, không chỉ phản ánh ý chí, khát vọng của toàn dân tộc mà còn trở thành động lực, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân Việt Nam.
Ngày 5-6, Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2021).
Cách đây 110 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
Thời sự -
Hoàng Quý -
09:47, 05/06/2021 Tối 4/6, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2021).
Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 / 5-6-2021), ngoài tái bản cuốn sách Hành trình theo chân Bác của tác giả Trần Đức Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ đã ra mắt "Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ", được kế thừa từ chính tác phẩm trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho dân tộc Việt Nam, là hiện thân của khát vọng mãnh liệt giải phóng dân tộc, phấn đấu đến cùng cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Ðây không chỉ là giải phóng dân tộc mà còn là phát triển dân tộc, đưa dân tộc ta ra khỏi tình cảnh nô lệ, nước mất nhà tan, bị đọa đầy áp bức dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, giành lại độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân trở thành người chủ, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.