Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023

T.Hợp - 14:10, 03/01/2024

Thành phố Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2023, trong đó có sự kiện khởi công dự án đường Vành đai 4 sớm hơn dự kiến; Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô; khơi dậy tinh thần “Thành phố sáng tạo”; Dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; Hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới...

(Tổng hợp) 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023

1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nổi bật, trong đó: Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, bám sát yêu cầu thực tiễn với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”; nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu; lấy chất lượng công việc và sự hài lòng của người dân là “thước đo” để đánh giá năng lực của cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, chính quyền.

Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành và chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”, qua đó thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, từng cán bộ, đảng viên. Tập trung rà soát, tinh gọn tổ chức, bộ máy, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Công tác kết nạp, quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, quyết liệt chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, tác nghiệp, ứng dụng số hóa trong nghiên cứu, học tập nghị quyết, triển khai hiệu quả 2 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên”, được cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng đánh giá cao.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được phát huy theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với cơ sở, tích cực trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

2. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ luật, kỷ cương hành chính, phân cấp, ủy quyền được tăng cường

Hà Nội tích cực trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, qua đó góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính PAR-Index (tăng 7 bậc). Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền, về cơ bản, việc thực hiện phân cấp, ủy quyền trong các ngành, lĩnh vực đảm bảo nền nếp, vận hành thông suốt; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, thí điểm thành lập các đơn vị dịch vụ công; rà soát, bổ sung lại chức năng của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh xây dựng đơn giá định mức các dịch vụ công: Y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường…, từ đó góp phần tạo quyền chủ động cho chính quyền quận, huyện, thị xã, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giải phóng hiệu quả nguồn lực cho các địa phương, đơn vị.

3. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá - cao hơn mức bình quân chung cả nước; các chính sách an sinh - xã hội được đảm bảo

Vượt qua những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, thành phố đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các dự án chậm triển khai; kinh tế Thủ đô đạt được những kết quả khá toàn diện và tích cực: GRDP đạt 6,27% (cao hơn mức bình quân chung cả nước); thu ngân sách trên địa bàn đạt 405.252 tỷ đồng (đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022)… Những thành tựu, kết quả của Hà Nội góp phần cùng cả nước thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Chính sách bảo hiểm được duy trì thực hiện tốt. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,5%.

4. Phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) - giải pháp cấp thiết để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Thành ủy về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, năm 2023, thành phố tập trung cho công tác đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 - nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và tham gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến vào ngày 10/11/2023. Quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; sớm trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, có sức lan tỏa để thúc đẩy, tạo động lực, lan tỏa để vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng phát triển.

Thủ tướng bấm nút phát lệnh khởi công dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội
Thủ tướng bấm nút phát lệnh khởi công dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội

5. Đẩy nhanh tiến độ một số dự án, công trình giao thông trọng điểm; khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sớm hơn dự kiến

Hà Nội huy động nguồn lực để sớm hoàn thành các dự án, công trình giao thông trọng điểm như: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; khởi công Dự án tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3... Đặc biệt, thành phố tập trung đẩy nhanh triển khai các thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng để khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vào ngày 25/6/2023. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%. Các nhà thầu đã triển khai thi công các gói thầu đảm bảo theo tiến độ đề ra. Việc sớm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ mở rộng không gian và khai thác thêm nhiều nguồn lực để Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển.

6. Sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô; khơi dậy tinh thần “Thành phố sáng tạo”

Quan điểm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và hành động thiết thực, sáng tạo, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy tư duy hành động của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp, lan tỏa rộng rãi tới quần chúng nhân dân, thu hút sự quan tâm, đồng hành của toàn xã hội. Những thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; cải thiện chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với nghệ sĩ, nghệ nhân… chính là những quyết sách quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Đặc biệt, việc thực hiện Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa với tầm nhìn đến năm 2045 đã có chuyển động tích cực, đạt những kết quả đáng ghi nhận, nổi bật là các ngành: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn… và tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa nghệ thuật tầm cỡ khu vực và quốc tế, điểm nhấn ấn tượng là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” mang thông điệp kết nối, tôn vinh các giá trị văn hóa, với nhiều hoạt động văn hóa, sáng tạo, tạo nên bản sắc riêng của Hà Nội - đó là lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai. Qua đó, thúc đẩy tài nguyên văn hóa, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực mới quan trọng, khơi dậy và lan tỏa tình yêu Hà Nội, tinh thần xây dựng “Thành phố sáng tạo”, khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hiến nghìn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phồn vinh, hạnh phúc và bền vững của Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

7. Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

Ngày 16/11/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thủ đô Hà Nội phấn đấu gia nhập vào mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.

Năm 2023, toàn ngành Giáo dục đã tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên và luôn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt. Điểm bình quân các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT toàn thành phố tăng. Đặc biệt, tỷ lệ tốt nghiệp THPT chung của toàn thành phố đạt 99,56%, tăng 11 bậc so với năm 2022 - là kết quả cao nhất trong 10 năm qua. Hà Nội còn là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp THPT nhất cả nước với 1.232 điểm 10, tăng 3,35 lần so với năm 2022. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 74,2%; phấn đấu đạt tỷ lệ 80-85% trường chuẩn quốc gia vào năm 2025; đang triển khai công tác xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn thành phố.

Năm học 2022-2023, học sinh thành phố đạt 141 giải thưởng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 12 học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc tế. Đáng chú ý, trong năm qua, đã có 92 học sinh được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ngành Giáo dục thành phố cũng có chiến lược đào tạo mũi nhọn và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trên thế giới.

8. Hà Nội hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới

Hà Nội luôn xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn. Phát huy những kết quả đạt được, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025. Đến nay, tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả khả quan, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng lớn đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, tính đến ngày 5/12/2023, 100% huyện, thị xã của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới. Đến nay, 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bốn huyện Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022)
Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022). Ảnh minh họa

9. Lần thứ hai liên tiếp Hà Nội nhận giải thưởng “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”

Với sự tập trung chỉ đạo của thành phố, năm 2023, ngành du lịch Hà Nội đạt được những giải thưởng rất quan trọng: Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới; Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày; Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - Giải thưởng danh giá trong ngành ẩm thực thế giới; Sở Du lịch thành phố Hà Nội được trao tặng danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á”... Từ đó, Hà Nội tiếp tục trở thành “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023”.

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội trong năm 2023 đạt 24 triệu lượt (tăng 27% so với năm 2022), trong đó: 4 triệu lượt khách quốc tế (tăng 138,1% so với năm 2022) và 20 triệu lượt khách nội địa (tăng 16% so với năm 2022); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85,7 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với năm 2022).

10. Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường; Hà Nội tiếp tục là “Điểm đến bình yên, hấp dẫn và thân thiện”

Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm, các ngày lễ quan trọng của Thủ đô và đất nước, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu và địa bàn trọng điểm và gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô, góp phần vào thành công nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2023. Thành phố chỉ đạo tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cho các quận, huyện, sở, cụm phía Tây Nam và cụm phía Đông thành phố. Hình ảnh Thủ đô bình yên, thân thiện ngày càng in đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Năm 2023, Hà Nội đón tiếp gần 90 đoàn khách quốc tế đến làm việc, trao đổi về hoạt động, dự án hợp tác với thành phố trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Hà Nội đã tổ chức thành công Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Cộng hòa Pháp lần thứ 12 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu trong và ngoài nước đến từ 50 địa phương của Việt Nam và 12 địa phương của Cộng hòa Pháp, cùng nhiều tổ chức quốc tế. Việc Hà Nội phát huy tốt vai trò đăng cai tổ chức hội nghị có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công tác đối ngoại của Thủ đô, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Cộng hòa Pháp; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với quốc tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 3 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 7 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.