Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xứ Cùa, từ chiến khu đến vùng đất của sản vật

Khánh Ngân - 09:09, 11/01/2022

"Xứ Cùa" ngày nay không còn là vùng đất xa ngái, tách biệt với bên ngoài mà đang hội nhập trong dòng chảy hối hả của đời sống xã hội. Được thiên nhiên ban tặng cho đất đỏ, khí hậu đặc trưng và cùng với những đôi bàn tay cần mẫn, "Xứ Cùa" đã trở thành vùng đất của nhiều sản vật nức tiếng gần xa.

 “Xứ Cùa” là một thung lũng nhỏ nằm trên đỉnh Trường Sơn, đất đai phì nhiêu, khí hậu rất đặc trưng
“Xứ Cùa” là một thung lũng nhỏ nằm trên đỉnh Trường Sơn, đất đai phì nhiêu, khí hậu rất đặc trưng

Cuối năm, rong ruổi xứ Cùa

“Xứ Cùa” không phải là tên làng, cũng không phải là tên của 1 xã. Cùa là một vùng đất chung của hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Cùa nằm biệt lập trong một thung lũng trên đỉnh Trường Sơn, có thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng riêng so với dải đất miền Trung đầy nắng và gió. Từng là chiến khu nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến cứu quốc, "Xứ Cùa" đã trở mình vươn lên mạnh mẽ.

Để vào được “xứ Cùa”, nhất định phải đi qua con đường nhựa quanh co uốn lượn dài 8-9 km, vượt đỉnh đèo Cùa. Từ chân đèo, ngược lên địa phận xã Cam (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) là một thử thách không nhỏ. Trong cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện cam Lộ" có viết: "Cùa đã in dấu chân của Vua Hàm Nghi, từ Kinh thành Huế đi ra Quảng Trị, Vua Hàm Nghi đã vượt đèo Cùa để vào “Xứ Cùa” lập căn cứ, phát triển phong trào Cần Vương. Cùa trở thành “kinh đô kháng chiến” thành Tân Sở để phòng bị cho kinh thành Huế khi thất thủ; nơi ghi dấu ấn lịch sử vị vua yêu nước trẻ tuổi Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương hiệu triệu văn thân, sĩ phu yêu nước toàn quốc đứng lên phò vua đánh đuổi giặc Pháp xâm lược".

Chè Cùa không biết từ bao giờ đã trở thành món quà hạng sang cho những ai đến với vùng đất này
Chè Cùa không biết từ bao giờ đã trở thành món quà hạng sang cho những ai đến với vùng đất này

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, quân địch cho xây dựng nơi đây thành khu tập trung, dồn dân lập ấp chiến lược để kìm kẹp, cai quản. Nhưng với tinh thần cách mạng kiên cường, nhân dân vùng Cùa đã nổi dậy diệt ác, phá kìm, tổ chức cuộc đồng khởi Cùa tháng 7/1964 thắng lợi.

Đổ đèo Cùa, một bình nguyên đất đỏ đã hiện ra trước mắt. Những tên đất, tên làng nghe thân thương: Cam Lộ Phường, Mai Đàn, Mai Lộc, Thượng Nghĩa, Quật Xá, Đồng Lai… Những xóm làng trập trùng, quanh co lúc ẩn, lúc hiện dưới làn khói sương cuối đông vẫn dùng dằng ở lại với xứ Cùa. Núi đồi nhấp nhô xen lẫn với suối khe mải miết chảy đêm ngày là những chấm phá của bức tranh thủy mặc của một vùng quê đặc biệt “xứ Cùa”.

Dong xe trên những con đường uốn lượn như một dải lụa mềm trong thung lũng Cùa, tất cả là thảm nhựa hoặc bê tông hóa sạch đẹp, giao thương hàng hóa thuận lợi làm cho miền đất giàu tiềm năng này thêm sức sống mới, gọi mời thu hút đầu tư và lập nghiệp. Toàn vùng Cùa có gần 2.000 ha cây cao su, đã thu hút được nhà máy chế biến mủ cao su đầu tư tại địa bàn, công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đặc sản tiêu Cùa nổi tiếng với diện tích gần 300 ha, đã được doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu tiêu Cùa đạt giải thưởng “Chất lượng quốc tế thế kỷ, hạng vàng”.

Chợ Cùa nhìn bên ngoài thì nhỏ, nhưng bên trong có đến hơn 300 hộ tham gia kinh doanh, các sản vật cũng từ đây tỏa đi muôn ngả
Chợ Cùa nhìn bên ngoài thì nhỏ, nhưng bên trong có đến hơn 300 hộ tham gia kinh doanh, các sản vật cũng từ đây tỏa đi muôn phương
Gà Cùa vẫn giữ được tập quán tự nhiên, ngủ trên cây vào buổi đêm
Gà Cùa vẫn giữ được tập quán tự nhiên, ngủ trên cây vào buổi đêm

Gà Cùa “ngày ăn mối, tối ngủ cây” thịt săn chắc và thơm ngon nổi tiếng. Tương truyền, khi đoàn của vua Hàm Nghi ra đến Tân Sở, dân làng dâng lên vua và các quan trong đoàn tùy tùng món ăn của địa phương là gà Cùa hấp và gà hầm cháo hạt sen. Ai ăn cũng khen ngon. 

Trong những ngày kháng chiến gian khổ ấy, vua Hàm Nghi luôn nhắc các vị đại thần sau này khi nước nhà bình yên hãy nhớ nuôi gà Cùa thành sản vật của tổ tiên. Mô hình nuôi gà Cùa đã được hình thành hợp tác xã, để hỗ trợ người nông dân, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng thương hiệu theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP để quảng bá sản vật, giúp đồng bào phát triển kinh tế.

Nổi tiếng gần xa bởi chất lượng thơm ngon cũng như tuổi thọ, từ lâu những vườn chè cổ thụ trên 100 năm đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Cùa. Cây chè cổ thụ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang cốt cách, bản lĩnh của một vùng quê từ thuở khai thiên lập địa. Giống chè cổ thụ có lá nhỏ, khi nấu sẽ có nhiều vị ở trong đó. Mới uống vào có vị đắng, chát nhưng khi nuốt xong thì lưu lại vị ngọt, thơm trong khoang miệng. Lá chè khi nấu đến nước thứ 2, thứ 3 vẫn thơm tròn vị. Chè Cùa trở thành món quà hạng sang nhưng lại không thể thiếu mỗi lần ai đó đến với “Xứ Cùa”.

Đặc biệt, cao chè vằng là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Quảng Trị, cũng được sản xuất theo chuỗi tại “xứ Cùa”. Trồng cây chè vằng (nguyên liệu sản xuất cao chè vằng) đang trở thành cây làm giàu cho đồng bào ở Cùa.

Vườn hồ tiêu của ông Trần Văn Khánh ở thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa (Cam Lộ) rộng hơn 2.000 m2, trồng 300 gốc tiêu. Từ khi sản phẩm tiêu Cùa có thương hiệu riêng trên thị trường, giá tiêu những năm gần đây luôn ổn định từ 200-230 nghìn đồng/kg tiêu khô, giúp cho gia đình ông thu về từ 100-150 triệu đồng mỗi năm. Cây hồ tiêu ở vùng Cùa đã được bạn bè trong nước và thế giới chấp nhận và đánh giá rất cao. Từ đây đã mở ra một cánh cửa mới, để sản phẩm tiêu Quảng Trị tiếp cận được với thị trường châu Âu và châu Mỹ, giúp nâng cấp giá trị của cây tiêu.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho đất đai phì nhiêu, khí hậu đặc trưng, đồng bào các dân tộc lại cần mẫn kiên cường, “xứ Cùa” đang tiếp tục vươn mình trở nên giàu có. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 10 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 10 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 10 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 11 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.