Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Xóa bỏ “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” ở miền núi Phú Yên

PV - 11:01, 07/09/2023

Hơn 3 năm qua, một số đối tượng cốt cán của tổ chức này ở Tây Nguyên lén lút đến miền núi Phú Yên tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo, kích động người khác tham gia “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, nhưng đã bị chính quyền, đoàn thể ở cơ sở và lực lượng Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và hướng đến xóa bỏ bằng nhiều biện pháp.

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Phú Yên thăm hỏi, tặng quà cho già làng ở huyện Sông Hinh.
Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Phú Yên thăm hỏi, tặng quà cho già làng ở huyện Sông Hinh.

Với chiêu bài lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức FULRO, “Tin Lành Đề ga”, “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) do các phần tử phản động lưu vong ở nước ngoài tạo dựng, thực hiện mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga” ở Tây Nguyên. Theo đó, hơn 3 năm qua, một số đối tượng cốt cán của tổ chức này ở Tây Nguyên lén lút đến miền núi Phú Yên tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo, kích động người khác tham gia CHPC, nhưng đã bị chính quyền, đoàn thể ở cơ sở và lực lượng Công an kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và hướng đến xóa bỏ bằng nhiều biện pháp.

Địa bàn CHPC tiếp cận là 4 xã Sông Hinh, Ea Lâm, Ea Trol và Ea Bia thuộc huyện Sông Hinh. Trong số 30 người dân tộc Ê đê gia nhập CHPC có 4 đối tượng cốt cán, 10 đối tượng tích cực và 16 người liên quan. Được các đối tượng phản động FULRO, CHPC lưu vong ở nước ngoài hà hơi tiếp sức, một số đối tượng cốt cán CHCP ở Tây Nguyên lôi kéo 30 đối tượng CHCP ở huyện Sông Hinh lập 3 điểm nhóm tụ tập tại nhà riêng 3 ngày mỗi tuần. Các điểm nhóm này lợi dụng không gian mạng thông công trực tuyến với các đối tượng CHCP trong và ngoài nước để trao đổi, bàn luận các hoạt động, nghe FULRO tuyên truyền, hướng dẫn báo cáo xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam và cách thức đối phó cơ quan chức trách.

Không phải chỉ vậy, các điểm nhóm này còn tích cực thu thập tài liệu về những mặt trái trong đời sống xã hội, thiếu sót của cấp ủy, chính quyền địa phương khi thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật; tổ chức chụp ảnh hưởng ứng ngày “Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin – 22/8” để cung cấp cho tổ chức phản động chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc sự thật về tự do tôn giáo, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Thậm chí có đối tượng tìm cách liên lạc, trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do với những nội dung vu cáo chính quyền cản trở, đàn áp tôn giáo…

Đại tá Nguyễn Khỏe, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cho biết, với phương châm “An ninh chủ động”, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Phú Yên và Công an huyện Sông Hinh thường xuyên tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền huy động sức mạnh hệ thống chính trị đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; Tỉnh ủy Phú Yên thành lập tổ công tác gồm 14 cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tham gia tuyên truyền, vận động, đấu tranh xóa bỏ CHPC; Huyện ủy Sông Hinh ban hành kế hoạch “Đấu tranh, ngăn chặn hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng FULRO, “Tin Lành Đề ga”, “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”; cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các xã tăng cường giám sát, đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng CHPC tụ tập nhóm họp, cầu nguyện trái pháp luật, tổ chức tốt công tác quản lý, cảm hóa giáo dục đối tượng lầm lạc…

Bên cạnh đó, lực lượng Công an từ tỉnh đến huyện và xã luôn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an cùng các cấp ủy, chính quyền, bám sát địa bàn miền núi, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tạo thế chủ động giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội từng thôn xóm, buôn làng. Từ đó kịp thời phát hiện những âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch từ sớm, từ xa.

Theo Thượng tá Nguyễn Thị Anh Hoa, Trưởng Phòng An ninh nội địa (ANNĐ) Công an tỉnh Phú Yên, một trong những biện pháp đã triển khai thực hiện hiệu quả là đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, vạch trần âm mưu, bản chất phản động, lừa bịp, mị dân của các tổ chức FULRO, Tin Lành Đề ga, CHPC, kết hợp răn đe, cảm hóa giáo dục những đối tượng có liên quan. Hoạt đông tuyên truyền bằng nhiều hình thức trực quan sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ và giàu sức thuyết phục.

Gần 3 năm qua (2021-2023), chính quyền, đoàn thể 4 xã nêu trên đã tổ chức 25 đợt tuyên truyền trực tiếp với hơn 4.500 lượt người tham gia, xây dựng 8 phóng sự truyền hình và đăng tải, chia sẻ gần 110 bài viết trên các trang mạng xã hội, giúp cho người dân nhận diện âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch; tranh thủ uy tín của 20 già làng, chức sắc tôn giáo tác động các đối tượng lầm lỗi từ bỏ CHPC để sinh hoạt tôn giáo thuần túy.

Mặt khác, Phòng ANNĐ Công an tỉnh Phú Yên đã quyên góp, vận động xã hội hóa hơn 1 tỷ đồng để trao tặng 1.450 suất quà, xây dựng 1 cầu bê tông, hơn 400m đường giao thông và 4 công trình điện chiếu sáng đường quê và 1 căn nhà nhân ái. Từ những hoạt động xã hội giàu nghĩa cử, đậm chất nhân văn không chỉ tạo thêm niềm tin yêu cảm phục của người dân ở các buôn làng về hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an “Vì nhân dân phục vụ”, mà còn hỗ trợ hiệu quả công tác tuyên truyền, tác động tích cực trong đấu tranh xóa bỏ CHPC.

Bằng nhiều biện pháp vận động, cảm hóa giáo dục và đấu tranh quyết liệt, đến nay các đối tương CHPC ở huyện Sông Hinh đã bị phân hóa tan rã, không còn tụ tập mưu tính phạm pháp. Trong số 29 người cam kết từ bỏ CHPC, có 24 người đã chuyển sang sinh hoạt Tin Lành thuần túy, 5 đối tượng còn phải tiếp tục cảm hóa giáo dục. 1 trường hợp duy nhất khiến cho người dân ở nhiều buôn làng bức xúc, bất bình là Nay Y BLang (SN 1976, trú ở buôn Bưng B, xã Ea Lâm) – một đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự đã bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 18/5/2023 về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

“Diện mạo kinh tế – xã hội vùng đất cửa ngõ phía Tây Phú Yên đã và đang đổi mới và phát triển trong đó có sự đóng góp tích cực của lực lượng Công an bảo đảm ổn định ANTT, đẩy lùi và hướng đến xóa bỏ CHPC ra khỏi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng. Kết thúc niên vụ nông sản 2022-2023, huyện Sông Hinh bội thu 326.560 tấn mía, 196.896 tấn sắn mì, so với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 15,2%, thương mại – dịch vụ tăng 2,63%, thu ngân sách đạt hơn 66 tỷ đồng…”, ông Nguyễn Chí Hiền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sông Hinh phấn khởi chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 3 giờ trước
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.