Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt

PV - 19:10, 03/01/2025

Chiều nay, 3/1, Hội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã duyệt - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến, bàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, kế hoạch hoạt động năm 2025 của Hội đồng.

Dự tại đầu cầu Chính phủ có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các thành viên Hội đồng là lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương. Lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, lãnh đạo TPHCM dự tại các đầu cầu trực tuyến.

Nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai

Báo cáo tình hình phát triển của vùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của vùng ĐBSCL đạt 7,31%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (khoảng 7%), đứng thứ 4/6 các vùng kinh tế.

Một số địa phương có mức tăng trưởng khá, như Kiên Giang (7,5%), Long An (8,3%), Hậu Giang (8,76%), điển hình là Trà Vinh tăng trưởng 10,04%.

Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, các tuyến đường trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ, như tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội vùng còn nhiều khó khăn hạn chế. Kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá, nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 12% tỷ trọng của cả nước; 12/13 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững.

"Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân: Sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt là 6 vấn đề "nóng" ở ĐBSCL. Trong đó, 3 yếu tố đang tác động mạnh tới ĐBSCL là phát triển ở thượng nguồn sông Mekong góp phần làm gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng xói lở bờ biển, thiếu nước ngọt; biến đổi khí hậu - nước biển dâng gây ra tình trạng ngập úng và làm gia tăng xâm nhập mặn; lún sụt, hạ thấp lòng dẫn làm gia tăng xâm nhập mặn, tăng ngập và khó tiêu thoát nước", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu: Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng yêu cầu: Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hội đồng điều phối vùng đã phát huy vai trò là đầu mối điều phối các hoạt động liên kết vùng, giải quyết các vấn đề chung của vùng.

Bộ trưởng đánh giá cao TPHCM đã ký kết hợp tác với các địa phương trong vùng ĐBSCL trong các lĩnh vực trọng tâm: Kết nối cung cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển khoa học, công nghệ, phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực… Các địa phương đã có những hoạt động phối hợp tổ chức Diễn đàn "Mekong Connect" được khởi nguồn từ sáng kiến liên kết vùng ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), năm 2024 có sự đồng hành của các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang. Tổ chức thành công Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch vùng TPHCM và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL lần thứ 3 - năm 2024 với chủ đề "Du lịch ĐBSCL, hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững". Các diễn đàn này không chỉ là nơi hội tụ các ý tưởng, sáng kiến, mà còn là không gian để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho toàn vùng.

Bộ trưởng cũng nhìn nhận, một số cơ chế, chính sách ban hành đã dành nhiều sự quan tâm cho các địa phương trong vùng, nhưng chưa thực sự mang tính "đột phá", tạo sức bật đáng kể.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của vùng. Thời gian qua, Bộ đã trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tài nguyên nước, trong đó có Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn; phê duyệt 2 quy hoạch quan trọng về tài nguyên nước, trong đó có vùng ĐBSCL; lần đầu tiên xây dựng kịch bản về nguồn nước các lưu vực sông Cửu Long làm cơ sở để khai thác hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước; xây dựng dữ liệu về nguồn nước,…

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai tốt Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL; tăng cường năng lực dự báo, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

"Đề nghị các địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong ứng phó với tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước, tăng cường khả năng trữ nước, điều tiết nguồn nước", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về 3 vấn đề nổi lên, đang là thách thức lớn đối với vùng ĐBSCL, đó là giao thông; xâm nhập mặn, sạt lở; thiếu nước ngọt. Các địa phương trong vùng cũng bàn về các giải pháp tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 để đóng góp cho tăng trưởng của cả nước.

Trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản, cây ăn quả hàng đầu của cả nước

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhất trí với đánh giá, vùng ĐBSCL đã có sự phát triển rõ rệt, có thể lượng hóa được, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ hơn, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Từ sự quan tâm của Trung ương, các địa phương trong vùng có nhiều cố gắng, "đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước".

Phó Thủ tướng chỉ ra một số kết quả cụ thể của vùng, như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) dự kiến đạt 7,31%, cao hơn mức bình quân dự kiến của cả nước (là 7%). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 80,7 triệu đồng/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 116.707 tỷ đồng, tăng 5,4% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Xuất khẩu phục hồi tích cực, lũy kế 11 tháng năm 2024 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 16% so cùng kỳ.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến hết 31/12/2024, giải ngân của cả vùng đạt trên 64.500 tỷ đồng, đạt trên 72%, cao hơn so bình quân chung cả nước (70,24%).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long biểu dương một số địa phương có tỉ lệ giải ngân cao, như Bến Tre đạt gần 85,97%, Tiền Giang 85,8%, Đồng Tháp 82,27%, Long An 82,8%, An Giang 81,08%, Trà Vinh 78,79%, Cà Mau 76,8%, Sóc Trăng 74,62%...

Nhìn nhận về tình hình hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL, Phó Thủ tướng cho rằng, từ khi thành lập (năm 2020) đến nay, Hội đồng đã đi đúng hướng trong việc khắc phục những ách tắc, khó khăn và đạt nhiều kết quả quan trọng. Có 13/13 địa phương trong vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh; 5/13 địa phương đã được phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.

"Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện liên kết, kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, như ký Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM và các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2025 trong nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án trọng điểm trong vùng đang được tích cực triển khai và khẩn trương hoàn thành. Chúng ta phấn đấu hoàn thành 600km cao tốc tại ĐBSCL vào năm 2025", Phó Thủ tướng cho biết.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận và cảm ơn tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các đồng chí thành viên Hội đồng điều phối vùng ĐBCSL, đã góp phần quan trọng, thiết thực vào các thành tựu phát triển của vùng.

Lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Lãnh đạo tỉnh Long An phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bên cạnh các kết quả tích cực, theo Phó Thủ tướng, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức. Đó là tăng trưởng một số địa phương trong vùng còn chậm; sự gắn kết giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ; chưa khai thác tối ưu các chuỗi liên kết trong nông nghiệp; sản xuất quy mô còn nhỏ. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông còn thiếu tính kết nối. Cải cách thủ tục hành chính còn chậm. Biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến an ninh nguồn nước, sạt lở tại vùng.

Nguồn tài nguyên cho vật liệu xây dựng còn khó khăn trong bối cảnh ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn. Giải ngân ở một số dự án còn chậm.

Đối với hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, "chúng ta đề ra tương đối nhiều nhiệm vụ, dự án, nhưng khi điểm lại, lượng hóa lại thì thấy rằng, một số nhiệm vụ được giao cho năm 2023, 2024 còn chậm", Phó Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ rà soát, kiến nghị cơ chế, chính sách đặc thù của các vùng kinh tế - xã hội để giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước chưa thực hiện tốt.

Cần có giải pháp khả thi, quyết tâm cao

Định hướng phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh bối cảnh vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến an ninh nguồn nước tại vùng. Năm 2025, bên cạnh triển khai các công tác theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra, chúng ta phải tập trung thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ, đó là tập trung phấn đấu tăng trưởng cao; tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trước bối cảnh này, Phó Thủ tướng đề nghị "các đồng chí ý thức rõ để có nhiệm vụ, giải pháp khả thi và đặc biệt là có quyết tâm cao để thực hiện".

Phí Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030 - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phí Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030 - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Với những nhiệm vụ, các đề án của Hội đồng vùng chưa được hoàn thành thì phải cố gắng tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp tại các quy hoạch đã được phê duyệt (Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi và Quy hoạch tỉnh).

Bộ NN&PTNT phát triển trung tâm đầu mối tổng hợp tại Cần Thơ; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực, tập trung đảm bảo phục vụ lâu dài, bền vững cho các cơ sở chế biến nông nghiệp - thủy sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác vùng trong đảm bảo an ninh nguồn nước.

Bộ Công Thương tăng cường liên kết vùng trong phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng ĐBSCL.

Nghiên cứu, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và quy hoạch vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2025 để triển khai thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm hướng dẫn các địa phương về việc này.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo 1568 về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án có buổi làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Lan toả khát vọng vươn lên của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS trên con đường đi đến tương lai

Lan toả khát vọng vươn lên của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS trên con đường đi đến tương lai

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:41, 05/01/2025
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có nhiều tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế -xã hội ở vùng DTTS và miền núi. Một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực được UBDT chủ trì tổ chức hằng năm là Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV) thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu, nhằm khằng định những "trái ngọt" từ thực hiện chính sách đối với giáo dục dân tộc; đồng thời khích lệ, động viên các HSSV, thanh niên là người DTTS đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong rèn luyện, học tập và lao động.
AFF Cup 2024: Việt Nam vô địch

AFF Cup 2024: Việt Nam vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Quý - 22:38, 05/01/2025
Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc đánh bại Thái Lan trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Với kết quả này, đội tuyển Việt Nam có lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học chữ Chăm

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học chữ Chăm

Giáo dục - Thái Sơn Ngọc - 22:35, 05/01/2025
Hoạt động dạy và học chữ Chăm đang trở thành nhu cầu thiết yếu của học sinh các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận. Song thực trạng dạy và học chữ Chăm trên địa bàn tỉnh còn bất cập, nhất là tình trạng thiếu sách giáo khoa cần có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học.
Nghệ nhân Ksor Thu: Tâm huyết truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân Ksor Thu: Tâm huyết truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Người có uy tín - Ksor H’Yuên - 22:34, 05/01/2025
Nghệ nhân, Người có uy tín Ksor Thu ở buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật cồng chiêng. Nay, ông còn trực tiếp tham gia truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu niên dân tộc Gia Rai tại các buôn làng.
Những sắc màu quyến rũ trên cao nguyên Lâm Viên

Những sắc màu quyến rũ trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch - Thảo Linh - 22:30, 05/01/2025
Đến với Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, đắm đuối trong không gian muôn màu của sắc hoa mà còn được lắng lại trước những bức ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu về thành phố ngàn hoa, trên cao nguyên Lâm Viên, rất thâm trầm mà quyến rũ, lãng mạn nhưng rất đỗi gần gũi, thân thương, đọng lại dấu ấn khó phai trong lòng người thưởng lãm.
Pu Hao mừng đón năm mới

Pu Hao mừng đón năm mới

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 4/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hoa Tớ Dày rực rỡ khắp núi rừng Tây Bắc. Pu Hao mừng đón năm mới. Lan tỏa tình yêu thiên nhiên bằng tre trúc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương của người thầy thuốc vùng cao

Hành trình yêu thương của người thầy thuốc vùng cao

Sức khỏe - Hồng Loan - 22:24, 05/01/2025
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, những năm qua, cán bộ ngành Y tế Lào Cai luôn khắc ghi và xem đó là kim chỉ nam để phấn đấu, học tập. Họ không chỉ làm tròn trách nhiệm của mình nơi đang công tác, các y, bác sĩ còn thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe (CSSK) Nhân dân. Với tinh thần cho đi không mong nhận lại, chỉ hy vọng rằng cuộc đời này sẽ ngày thêm tươi sáng hơn.
Y Yin - Người “kể chuyện” trên thổ cẩm Ba Na

Y Yin - Người “kể chuyện” trên thổ cẩm Ba Na

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 22:22, 05/01/2025
74 tuổi, đôi tay không còn nhanh nhẹn, nhưng nghệ nhân Y Yin (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum vẫn miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm mang hoa văn cổ của người Ba Na. Với tài năng của mình, nghệ nhân Y Yin được xem là “báu vật sống” của làng.
7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh

7 loại đồ uống mùa đông giúp tăng cường lưu thông máu cho trái tim khỏe mạnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 22:20, 05/01/2025
Việc giữ ấm cơ thể và tăng cường lưu thông máu là vô cùng quan trọng để bảo vệ trái tim khỏe mạnh trong những ngày giá rét. Bên cạnh việc giữ ấm bằng quần áo, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò then chốt. Dưới đây là 7 loại đồ uống giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ trái tim cực dễ tìm ở Việt Nam.
Lan toả khát vọng trên con đường đi đến tương lai

Lan toả khát vọng trên con đường đi đến tương lai

Thời sự - Ngọc Lê và nhóm PV - 22:18, 05/01/2025
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên (HSSVTN) DTTS xuất sắc, tiêu biểu, lần thứ XI, năm 2024 (diễn ra trong 2 ngày 27 - 28/12/2024) đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Những tinh hoa của sự học vùng đồng bào DTTS và miền núi đã hội tụ về Thủ đô Hà Nội, được vinh danh trong buổi Lễ trang trọng, với sự tham dự, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng các tổ chức, cá nhân đang chung tay hỗ trợ, thúc đẩy phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định: Triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:16, 05/01/2025
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.