Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì sao đồng bào giàu?

PV - 10:47, 10/07/2019

Đã có rất nhiều đáp án đã được đưa ra để trả lời câu hỏi: “Vì sao đại đa số đồng bào các DTTS nghèo?” Từ những đáp án này, hàng trăm chính sách đã được ban hành để đầu tư, hỗ trợ đồng bào các DTTS phát triển kinh tế. Nhưng cũng cần thiết đặt một câu hỏi ngược lại rằng: “Vì sao có không ít đồng bào DTTS khá giả?”, từ đó có định hướng phù hợp hơn để giúp đồng bào vươn lên làm giàu.

Bài 1: Làng tỷ phú trên cao nguyên

Bên cạnh một bộ phận đồng bào còn có thu nhập dưới mức bình quân chung của cộng đồng 53 DTTS thì cũng có những cộng đồng có thu nhập bình quân khá cao. Ngoài yếu tố tự nhiên thuận lợi thì sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương là yếu tố giúp đồng bào vươn lên khá giả.

Một góc của xã Tu Tra, huyện Đơn Dương. Một góc của xã Tu Tra, huyện Đơn Dương.

Điều ngạc nhiên ở nơi chưa được gọi là giàu

Thôn Kambutte (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) trải rộng trên một dải đồi núi thấp. Dù nằm ở địa bàn khó khăn của huyện Đơn Dương nhưng ở thôn Kambutte rất khó tìm thấy những căn nhà tạm bợ; tất cả đều kiên cố, khang trang, trong đó có nhiều căn nhà được xây theo kiểu biệt thự. Toàn thôn có 170 hộ (có 4 hộ dân tộc Kinh, còn lại đều là đồng bào dân tộc Cơ ho và dân tộc Chu-ru) thì hiện chỉ còn 2 hộ nghèo, 14 hộ cận nghèo.

Theo anh K’Bril, Trưởng thôn Kambutte, những hộ nghèo, cận nghèo của thôn không phải nghèo về thu nhập. Ở đây thu nhập bà con thấp nhất cũng khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng, so với tiêu chí nghèo đa chiều thì làm sao nghèo được. Số hộ nghèo, cận nghèo của thôn chẳng qua do bệnh tật hoặc bị thiệt hại do thiên tai thôi.

Anh K’Bril cho biết thêm, thống kê cuối năm 2018, thu nhập bình quân của thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm. Nhưng đó là mức bình quân, còn ở Kambutte có nhiều gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; thậm chí có gia đình mỗi năm thu tiền tỷ.

Lấy bố vợ của mình-ông Ya Uông, sinh năm 1960, Người có uy tín của thôn Kambutte làm dẫn chứng, anh K’Bril chia sẻ, bố vợ của anh được xem là một hộ khá của thôn. Ông Ya Uông hiện sở hữu 3 sào đất (3.000m2) trồng rau, 3ha cà phê và nuôi 13 con bò Úc bán thịt.

“Chỉ tính nuôi bò Úc, mua con giống chỉ khoảng 20 triệu đồng/con; sau 2 năm nuôi thì bán được 50-60 triệu đồng/con; 13 con bò của bố tôi chỉ 5 tháng nữa là xuất bán, ước tính cũng thu về gần 700 triệu đồng. Còn 3 sào rau thì thu hoạch quanh năm, mỗi năm một sào cũng cho thu nhập xấp xỉ 300 triệu đồng, chưa tính cà phê”, anh K’Bril nói.

Tính sơ sơ, thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt đã đưa ông Ya Uông vào diện tỷ phú. Nhưng ở Kambutte, ông Ya Uông chưa phải là giàu nhất, và thôn Kambutte cũng không phải là thôn khá nhất của xã Tu Tra; cũng như xã Tu Tra không phải là xã phát triển của huyện Đơn Dương.

Theo ông Ka Sung, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đơn Dương, Tu Tra là xã thuộc diện khó khăn nhất trong 10 xã, thị trấn của huyện. Ở xã Tu Tra đã có thôn Đa Hoa đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018; còn thôn Kambutte cùng với 4 thôn khác của xã này đang phấn đấu đạt vào cuối năm 2020.

“Huyện có 6.148 hộ đồng bào DTTS, chiếm khoảng 31% dân số. Hết năm 2018, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 75 triệu đồng/người/năm. Đến tháng 6/2019, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của huyện chỉ còn 3,81%. Huyện đang phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025”, ông Ka Sung cho hay.

Đi tìm nguyên nhân

Vì sao đồng bào DTTS ở huyện Đơn Dương có thu nhập khá như vậy? Câu hỏi này không khó để trả lời bởi Đơn Dương là một trong những địa phương của tỉnh Lâm Đồng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là trồng rau củ quả. Toàn huyện có 61.135ha đất tự nhiên thì có đến 20.303ha đất nông nghiệp màu mỡ.

Nhưng theo Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đơn Dương, có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà không lựa chọn được cây trồng phù hợp, không chuyển giao khoa học-kỹ thuật cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất thì đồng bào DTTS cũng khó làm giàu.

Đơn Dương được xem là “vựa rau” của cả nước, là thu nhập chính của đại đa số nông dân của huyện. Nhưng trước đây, đồng bào DTTS trên địa bàn vì không có kinh nghiệm trồng rau công nghệ cao nên thu nhập từ cây rau không cao. Năm 2014, theo chuẩn nghèo cũ (chỉ tính về thu nhập) thì tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS của huyện vẫn xấp xỉ 10%; tương ứng trên 614 hộ nghèo, chưa tính tới cận nghèo.

“Từ năm 2014 đến nay, từ các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình Khuyến nông, Chương trình 135,… huyện đã đầu tư mô hình mẫu, sau đó hỗ trợ giống, phân bón và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác cùng đầu tư các công trình thủy lợi để bà con phát triển sản xuất, nâng cao giá trị cây rau”, ông Ka Sung cho biết.

Nhờ đó, hiện hầu hết các hộ đồng bào DTTS sản xuất nông nghiệp ở Đơn Dương đã ứng dụng công nghệ vào trồng rau (xây nhà lưới, nhà kính, sử dụng tưới tự động…). Toàn huyện hiện có trên 100ha đất trồng rau ứng dụng công nghệ cao do đồng bào DTTS làm chủ; với giá trị thu nhập bình quân đạt 250-300 triệu đồng/ha. Ngoài ra, huyện cũng đã định hướng cho đồng bào DTTS chuyển đổi trên 300ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây củ năng (một loại cây dược liệu) có giá trị kinh tế cao.

Cùng với hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thì vùng đồng bào DTTS của huyện Đơn Dương cũng được bố trí nguồn lực từ các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng. Toàn huyện có 240 thôn thì hiện đã có 210 thôn có đường giao thông và 91/108km đường nội đồng được cứng hóa; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96%; 10/10 xã thị trấn có chợ kiến cố;… Đây là nền tảng để phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người nông dân.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, kỹ năng sản xuất nông nghiệp tiên tiến được cập nhật đã góp phần khai thác tối đa tiềm năng đất đai giúp đồng bào DTTS ở Đơn Dương vươn lên làm giàu. Nhưng quan trọng hơn cả đó là ý chí tự lực vươn lên của đồng bào cùng với chính sách giữ đất sản xuất cho bà con của tỉnh Lâm Đồng. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

TÙNG NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 4 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 5 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:21, 17/05/2025
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 17:19, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.