Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về "thủ phủ" của nghề trồng dó, tạo trầm

Khánh Ngân - 15:43, 03/06/2021

Khi cây dó và cả trầm trong tự nhiên gần như đã không còn, người dân ở vùng Phúc Trạch, Hương Trà của Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tìm cách đưa cây dó về để trồng. Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật thành thục của người dân nơi đây, cây dó đã được tạo trầm, mở ra hướng phát triển kinh tế có giá trị cao cho mảnh đất này.

Những khu rừng trồng Dó của người dân trên đất Hương Khê
Những khu rừng trồng Dó của người dân trên đất Hương Khê

Từ “săn trầm” đến thủ phủ trồng cây dó 

Từ trung tâm thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh), xuôi về hướng Nam trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, đến vùng thượng huyện Hương Khê và các xã phía Tây Bắc huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình - nơi đây được coi là thủ phủ của cây dó trầm. Trong đó, địa phận xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê là vùng lõi và cũng chính là quê hương của cây dó trầm tự nhiên.

Từ những năm 1985, 1988 trở về trước, vùng đất Phúc Trạch có nhiều hộ gia đình trở nên giàu có bởi những chuyến đi rừng trúng dó trầm. Người làng cứ thế mà rủ nhau vào rừng tìm cho kỳ được cây dó trầm, mong được đổi đời. Những cuộc vào rừng “săn” dó trầm không dừng lại ở những cánh rừng phía Đông, họ còn vượt sang cả phía Tây của dãy Trường sơn hùng vĩ, thuộc địa phận nước bạn Lào.

Trong câu chuyện về loài cây và sự kỳ bí trong hình thành thứ trầm đắt đỏ này, ông Trần Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê) chia sẻ: Bản thân tôi cũng đã có 4 đến 5 lần đi rừng “săn” trầm, còn sang cả rừng của Lào để tìm trầm. Trong thời gian đó, có nhiều người bỗng chốc giàu lên nhờ trúng dó trầm.

Tuy nhiên, sau những chuyến băng rừng “săn”, thậm chí cả bới đất, lặn sông tìm dó, là một lần dó trầm trong tự nhiên ít đi. Cứ thế, cho đến khi những tin trúng  trầm thưa dần, thưa dần rồi hết hẳn. Những cuộc đi “săn”, lùng sục tìm dó trầm ở những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn mới chịu lặng xuống, nguội đi, và người tìm trầm mới tính đến việc trồng dó, tạo trầm!

Đầu tháng 3 năm nay, gia đình nhà bà Mục ở xóm 3 xã phúc trạch bán 1 cây dó trầm trồng trong vườn nhà, với giá 380 triệu đồng. Một lần nữa, những câu chuyện xung quanh loài cây này lại nóng lên như những câu chuyện trúng trầm của những thập niên 80 của thế kỷ trước.

Nhiều sản phẩm được làm ra từ Trầm Dó có giá trị kinh tế cao
Nhiều sản phẩm được làm ra từ Trầm Dó có giá trị kinh tế cao

Kỹ thuật “đục” dó tạo trầm

Theo người dân nơi đây, khi trồng cây dó được 6- 9 năm, gốc cây có đường kính từ 25-35cm, cao khoảng 7m, những kỹ thuật để tạo vết thương cho cây hình thành trầm được thực hiện. Đầu tiên phải chọn những cây dó đủ tiêu chuẩn để khoan lỗ. Khi khoan mũi khoan có đường kính 2,5cm, độ sâu chừng 2-3cm và khoan từ gốc cây lên đến 2/3 chiều cao thân cây theo một mật độ nhất định. 

Sau đó, cho chất tạo trầm vào rồi nhét một đoạn ống nhựa cùng kính cỡ vào lỗ. Người làm nghề khoan dó cứ lơ lửng, hết cây này rồi lại sang cây khác; hết vườn nhà này, rồi lại đến nhà khác… người thợ cứ miệt mài tạo trầm cho dó.

Đang treo mình lơ lửng với đai an toàn trên cây dó, anh Nguyễn Huy Hoàng, ở xóm 7, xã Hương Trà (huyện Hương Khê) cười nói “Cái nghề này đòi hỏi phải có kỹ thuật, tính linh hoạt và đặc biệt là phải có sức khỏe”. 

Nhìn đôi tay cơ bắp cầm chiếc khoan, đôi mắt dõi chăm chú theo mũi khoan để sao cho đủ độ sâu, mật độ các mũi khoan trên thân cây dó, đủ biết tay nghề anh Hoàng đã đến mức nhuần nhuyễn. Hỏi chuyện người làm cùng tổ, mới biết anh Hoàng đã có thâm niên khoan cây dó 5 năm và là một người thợ được người trồng dó tin tưởng.

Cái nghề “ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” cũng cho thu nhập khá, mỗi ngày được khoảng 400 nghìn đồng. "Đối với nông thôn, thu nhập như thế là rất khá, thế nhưng không phải ai cũng làm được, phải có nghề", Hoàng nói!

Nghề khoan dó được coi là nghề nguy hiểm, làm việc ở môi trường  trên cao, không cho phép có một sai lầm nào, dù là nhỏ nhất. Trên thực tế, ở thủ phủ dó trầm này, đã có không ít thợ khoan phải dải nghệ vì tai nạn, hay khi sức khỏe xuống cũng buộc phải giải nghệ. Còn người muốn vào nghề thì cũng phải học, nhưng không phải ai cũng học được, vì là nghề đặc thù, nghề có những đòi hỏi khắt khe riêng biệt.

Kể từ khi chuyển sang trồng dó tạo  trầm, những câu chuyện giàu lên nhờ đi rừng tìm trầm đã không còn được kể ở vùng đất giáp ranh này nữa. Theo như tìm hiểu, ở vùng lõi Phúc Trạch có những dó trầm, được bán với giá  vài trăm triệu đồng, còn những cây dăm ba chục triệu thì nhiều không kể xiết. 

Bởi vậy, số người giàu lên nhờ cây dó trầm cũng ngày một nhiều lên. Chỉ tay về phía khu vườn dó trầm, ông Nguyễn Đức Phong, ở xóm 8, xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê) cho biết, hiện trong vườn nhà ông có 100 cây Dó; nếu bán tất cả vào thời điểm này thì được khoảng 1 tỉ đồng. 

"Cây từ 5-7 năm tuổi có giá từ 15-20 triệu đồng. Còn có những cây lâu năm hơn thì khoảng 50 triệu đồng. Nhưng tôi chưa bán, xem như nó là của để dành", ông Phong nói.

Anh Nguyễn Huy Hoàng đang khoan lỗ tạo Trầm trên cây Dó
Anh Nguyễn Huy Hoàng đang khoan lỗ tạo trầm trên cây dó

Không chỉ ở Phúc Trạch, một số xã như Hương Trạch, Hương Trà… của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và một số xã Hương Hóa, Thanh Hóa của huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cũng trồng loài cây này. Người ta trồng dó ở mọi nơi có thể, tận dụng cả hàng ràng để trồng dó.

Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, ông Ngô Xuân Ninh, chia sẻ: Mặc dù cây dó trầm ở đây trồng rất nhiều, nhưng sản phẩm trầm tạo ra chỉ có chất lượng bằng khoảng 30% dó trầm trong tự nhiên. Điều trăn trở nữa là, hiện tại, có đến 90% cây dó khi đã tạo được trầm và khai thác đều phải bán cho thương lái để chuyển vào vùng trong như Huế, Quảng Nam…. 

"Thời gian tới đây, địa phương sẽ tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp để tham gia chế tác, chiết xuất trầm và các sản phẩm khác từ cây dó, từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm trầm. Từ đó, đưa cây dó trầm trở thành cây chủ lực để phát triển kinh tế của địa phương", ông Ninh nói.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 8 phút trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.