Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

T.Nhân-H.Trường - 18:15, 03/07/2024

Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.

Hỗ trợ sinh kế

Hỗ trợ con giống, cây giống, là một trong những giải pháp hiệu quả mà chính quyền các cấp đã trao cho người dân trong những năm gần đây. Đặc biệt, từ khi có nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, việc hỗ trợ cho người dân trong sản xuất kinh tế, vươn lên thoát nghèo được nâng lên nhiều lần. Điển hình như việc trao bò lai sinh sản, lợn giống, hươu sao, cây dược liệu cho người dân làm vốn khởi nghiệp.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thư, là 1 trong 11 hộ dân ở xã Ba được hỗ trợ hươu để phát triển kinh tế, giảm nghèo
Gia đình ông Nguyễn Văn Thư, là 1 trong 11 hộ dân ở xã Ba được hỗ trợ hươu để phát triển kinh tế, giảm nghèo

Theo đó, thời gian qua, Đông Giang đã hỗ trợ cho hàng chục hộ dân ở nhiều xã, với tổng số 225 con hươu sao lấy nhung, khoảng 550 con heo giống địa phương. Ngoài ra, các hộ dân còn được tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng; đẩy mạnh các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ mô hình nuôi hươu lấy nhung, trồng quế, trồng dược liệu…; từ việc “tạo cần câu” cho người dân, nhiều hộ khó khăn cũng đã mạnh dạn đầu tư để làm  kinh tế.

Từ 5 con hươu được hỗ trợ, ông Alăng Nhơi (thôn Ban Mai, xã Ba) đã đầu tư thêm tiền để làm chuồng trại nuôi hươu. Đến nay, đàn hươu của ông đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế. “Trước khi được hỗ trợ hươu, chúng tôi được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, và kiểm tra điều kiện để được cấp hươu. Tiền đầu tư chuồng trại khoảng 33 triệu đồng. Từ khi hươu đem về nuôi đến nay ăn uống tốt. HIện đã bắt đầu hình thành nhung ở hươu đực rồi” ông Nhơi phấn khởi thông tin.

Phát triển kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân
Phát triển kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân

Ngoài ông Alăng Nhơi, ở xã Ba còn có 11 hộ khác cũng được cấp hươu sao, trong đó phần lớn là các hộ nghèo, cận nghèo. Như hộ ông Nguyễn Văn Thư (50 tuổi) được xã hỗ trợ cho 5 con hươu sao để phát triển kinh tế, gia đình ông vô cùng mừng rỡ. Ông cho hay, vừa “chia tay” hộ nghèo cuối năm 2022, tuy nhiên, gia đình vẫn đang phải sống trong căn nhà cũ, kinh tế chủ yếu từ mấy sào nương rẫy và làm thuê. Vì thế, khi có tên trong danh sách được hỗ trợ, ông xem đó là cơ hội quý hơn vàng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ông Thư vui vẻ cho hay: Nhận hươu của chính quyền hỗ trợ nên mình rất vui. Chuồng trại cũng được gia đình cố công đầu tư, nhà trồng thêm cỏ; kỹ thuật nuôi thì đã được cán bộ bày cho. Nhung hươu đã có cán bộ giúp đỡ chỗ bán ổn định nên không lo. Mình rất kỳ vọng thu nhập từ mới bầy hươu đang có.

Theo ông Phạm Kim Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Ba, 11 hộ dân được hỗ trợ hươu sao lấy nhung, đến nay đã đưa vào chăn nuôi ổn định. Giống vật nuôi này phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên đàn hươu phát triển tốt, không bệnh tật, hứa hẹn sẽ thu lợi nhuận trong năm nay. 

Đồng hành cùng người dân

 Câu chuyện hình thành Hợp tác xã chè dây xã Tư, là một mình chứng. Xuất phát từ hiệu quả kinh tế mà cây chè đem lại, nhiều người dân ở xã Ba, xã Tư và vùng lân cận đã bắt đầu trồng và hình thành nên những vùng chè rộng lớn. Hợp tác xã chè ra đời nhằm tạo sự liên kết giữa người dân và thị trường tiêu thụ.

Một mô hình chăn nuôi hiệu quả ở Đông Giang
Một mô hình chăn nuôi hiệu quả ở Đông Giang

Ông Lê Duy Tường, Giám đốc Hợp tác xã chè dây xã Tư cho biết: Diện tích trồng chè ở Đông Giang hiện nay khoảng 35ha, mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 30 tấn chè dây, đem lại lợi nhuận kinh tế hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, từ mô hình liên kết sản xuất chè dây đã giúp cho nhiều hộ dân có được thu nhập khá, trung bình khoảng 50 – 70 triệu đồng mỗi năm. Trong đó, tiểu biểu như nhóm hộ bà Đậu Thị Tuyên, ông Nguyễn Minh Quang (xã Ba); nhóm hộ ông Lâm Văn Thông và ông Phạm Quốc Phong (xã Tư)… 

Riêng đối với chè dây Ra Zéh, các nhóm hộ trên địa bàn đã trồng được khoảng hơn 10ha, hiện nay đang tiếp tục mở rộng diện tích. Đối với nhóm này, thì hiệu quả đã rõ, người dân kiếm được vài chục triệu đồng mỗi năm, nhờ đó tỷ lệ nghèo ở địa phương ngày càng giảm đi rõ rệt.

 Mô hình liên kết sản xuất chè dây đã giúp cho nhiều hộ dân có được thu nhập khá
Mô hình liên kết sản xuất chè dây đã giúp cho nhiều hộ dân có được thu nhập khá

Đánh giá hiệu quả từ các mô hình sản xuất của các hộ dân trong thời gian qua, ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết: Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương đã hỗ trợ tốt cho những hộ dân làm kinh tế, từ đó đã xuất hiện các mô hình hay, lan tỏa đến nhiều người cùng thực hiện. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân tăng lên đáng kể, từ 35 triệu đồng trong năm 2022, thì đến nay đã hơn 38 triệu đồng/người/năm.

Ngoài liên kết nuôi hươu, địa phương còn triển khai nhiều mô hình liên kết sản xuất khác, như nuôi heo, trồng cây quế, trồng dược liệu và cây ăn quả. Những mô hình này bước đầu phát huy hiệu quả, đem lại kinh tế ổn định cho các hộ dân. Với cây ba kích tím, chè dây, việc trồng và tiêu thụ sản phẩm bước đầu cho tín hiệu khả quan. Ngoài ra, nguồn vốn vay ưu đãi, cũng đang góp phần không nhỏ giúp người dân mạnh dạn triển khai các mô hình sản xuất. 

"Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục có các chính sách phù hợp để động viên người dân hăng hái sản xuất, đổi mới cách làm để vươn lên phát triển kinh tế”, ông Bảo chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Tin nổi bật trang chủ
Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Sống khỏe - Như Ý - 4 giờ trước
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn dịch, gây ảnh hưởng rộng đến nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể như nội tạng, da và các khớp. Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán bệnh sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng.
Thăm làng Nghiến trên cao nguyên đá Hà Giang

Thăm làng Nghiến trên cao nguyên đá Hà Giang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Đi dọc theo phố cổ Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, sâu vào phía chân núi đá, du khách sẽ đến làng Nghiến và có dịp ngắm nhìn những nếp nhà nhỏ yên bình, cổ kính, thơ mộng. Làng Nghiến nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn với hơn 30 hộ đồng bào Mông, Tày sinh sống. Du khách đến đây vô cùng thích thú bởi không gian sống, sinh hoạt hết sức bình dị, đơn sơ, mộc mạc như chính những người dân thuần hậu ở vùng cao nguyên đá.
Điện Biên: Phát huy vai trò Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Những năm qua tỉnh Điện Biên luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Qua đó tạo động lực để Người có uy tín nỗ lực cống hiến, đóng góp trên các mặt công tác; chung tay xây dựng quê hương.
Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng: Nhiều kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ chủ quyền và giúp đỡ đồng bào vùng biên giới biển

Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng: Nhiều kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ chủ quyền và giúp đỡ đồng bào vùng biên giới biển

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Ngày 2/7 vừa qua, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng đã tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng, giai đoạn 2019 - 2024. Tham dự đại hội có: Trung tướng Lê Đức Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã khu vực biên giới biển; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Biên phòng Sóc Trăng.
Hút FDI cho vùng miền núi

Hút FDI cho vùng miền núi

Công tác Dân tộc - PV - 4 giờ trước
Những hạn chế có tính chất “mềm”, bao gồm các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm... đã tác động, ảnh hưởng đến tình hình và kết quả đầu tư nước ngoài tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao.
Tin trong ngày - 4/7/2024

Tin trong ngày - 4/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ động ứng phó đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ma túy vùng đồng bào DTTS. Lydie Vũ mặc trang phục thổ cẩm Tây Bắc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2024. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Du lịch - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới.
Tăng diện bao phủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tăng diện bao phủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm Y tế đạt 95%, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội đạt 26% - 27%. Đó là mục tiêu không dễ dàng, nhất là ở tỉnh Nghệ An còn nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn; đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị.
Khánh Hòa sẵn sàng cho cuộc thi trình diễn ánh sáng drone đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hòa sẵn sàng cho cuộc thi trình diễn ánh sáng drone đầu tiên tại Việt Nam

Xã hội - Minh Nhật - 5 giờ trước
Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 chủ đề “Ngân hà rực rỡ” sẽ diễn ra với sự góp mặt của các quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) sẽ diễn ra trong hai đêm 13 và 20/7, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Kon Tum: Hoàn thành Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện

Kon Tum: Hoàn thành Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tổ chức xong Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV (riêng huyện Ia H’Drai lần thứ II) năm 2024 theo đúng thời gian quy định của Trung ương, sự chỉ đạo của UBND tỉnh là hoàn thành trước ngày 30/6/2024.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức trong tháng 10

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức trong tháng 10

Tin tức - Minh Thu - 5 giờ trước
Thông tin từ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 cho biết: Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành công tác tổ chức 6/10 Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, thành phố lần thứ IV - năm 2024.