Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ưu tiên tối đa vaccine cho TP Hồ Chí Minh

PV - 10:26, 21/07/2021

Chiều 20/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 5. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tham dự cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tại cuộc họp

Thông tin về kế hoạch tiêm vaccine đợt 5 của TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức cho biết, tổng số lượng vaccine được phân bổ đợt này là hơn 930.000 liều gồm ba loại vaccine: Astrazeneca, Moderna (235.000 liều) và Pfizer (gần 55.000 liều).

Ngoài các điểm tiêm tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Thành phố cũng triển khai tiêm vaccine tại Bệnh viện Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Tại nơi phong tỏa sẽ không tổ chức tiêm nhưng ngay khi gỡ phong tỏa sẽ lập tức tổ chức tiêm cho người dân.

Theo kế hoạch, mỗi phường, xã sẽ tổ chức ít nhất hai điểm tiêm; tại các điểm tiêm đều bố trí các tổ cấp cứu túc trực để bảo đảm xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.

Toàn Thành phố sẽ vận hành 615 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày. Nếu tiến độ bảo đảm thì khoảng trong hai tuần, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm xong 930.000 liều.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết thêm, trong chiều 20/7, vaccine đã được chuyển đến Trung tâm y tế các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Trong một, hai ngày tới, Thành phố sẽ bắt đầu tổ chức tiêm vaccine đợt 5. Ngoài số lượng vaccine được Bộ Y tế phân bổ, Thành phố cũng đang nỗ lực tìm các nguồn vaccine để đàm phán mua.

Đối tượng được tiêm vaccine trong đợt này ưu tiên cho những người người mắc các bệnh nền; người trên 65 tuổi; người thuộc diện chính sách, người có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế; người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia trực tiếp phòng chống dịch…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, chiến dịch tiêm chủng đợt 4 của TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành, đợt 5 có nhiều loại vaccine, vì vậy Thành phố cần cân nhắc khi tiêm trộn hay thống nhất một loại vaccine. Bộ Y tế cho rằng, giai đoạn này nên tập trung vào đối tượng, không nên tiêm theo vùng nguy cơ. “Vùng đỏ” chưa nên tiêm mà nên bảo vệ các “vùng xanh” trước nhằm bảo đảm miễn dịch cho Nhân dân.

Theo Thứ trưởng Y tế, người dân không nên so sánh các loại vaccine, vì chất lượng tất cả như nhau, được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đánh giá đều có hiệu quả. Việc phân bổ vaccine gì cho đối tượng nào phải căn cứ theo khuyến cáo của loại vaccine đó.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định thực tiễn ở TP Hồ Chí Minh là chuyện "chưa từng gặp". Chính phủ rất chia sẻ với những khó khăn của Thành phố, chia sẻ với những vất vả của Nhân dân sau một thời gian khá dài thực hiện giãn cách xã hội với các mức độ khác nhau.

Phó Thủ tưởng cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, trong những ngày tới đây số ca nhiễm vẫn còn lớn. Thành phố phải tiếp tục bóc F0 ra khỏi cộng đồng, để không tiếp tục bị lây nhiễm. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Thành phố phải lưu ý việc "đã giãn cách thì phải nghiêm ngặt". Là địa bàn rộng, Thành phố rất khó kiểm soát nhưng phải tính toán các biện pháp siết chặt hơn, tính toán phương án ở một số địa bàn đặc thù thì có thể tiến tới áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn.

Phó Thủ tướng đánh giá, sau một thời gian, công tác xét nghiệm của Thành phố đi vào quy củ và hiệu quả. Việc phát hiện F0 trong những lần xét nghiệm cho thấy đã đánh đúng vào những điểm cần phải đánh. Đồng thời, Thành phố đã làm tốt việc phân tầng F0 ngay từ đầu và tới đây sẽ tiếp tục phải làm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thách thức lớn nhất trong thời gian tới là phải làm sao giảm tỷ lệ F0 có diễn biến nặng đến rất nặng. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng cho rằng Thành phố phải chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản số F0 tiếp tục tăng. Bộ Y tế sẽ dành ưu tiên tối đa về thiết bị điều trị cho TP Hồ Chí Minh.

Về vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Bộ Y tế dự kiến phân bổ vaccine cho các tỉnh, nhưng trước tình hình dịch ở TP Hồ Chí Minh, trung ương quyết định ưu tiên tối đa cho TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh phát triển, chống dịch vì cả nước thì cả nước vì TP Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến các chuyên gia, bộ ngành liên quan để chuẩn bị cho tình huống siết chặt hơn Chỉ thị 16 nhằm thực hiện cho bằng được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, kéo giảm sự lây lan trong cộng đồng. Bí thư Thành ủy Thành phố mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương, nhất là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để có phương án, giải pháp thực hiện Chỉ thị 16 có hiệu quả hơn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Ngày 08/12/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Hội nghị được tổ chức theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại EVN và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh nơi có Dự án đi qua.
Tin nổi bật trang chủ
Đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng cho các Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Ngày 08/12/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Hội nghị được tổ chức theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại EVN và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh nơi có Dự án đi qua.
Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW: Tạo bước ngoặt lớn về công tác dân số

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW: Tạo bước ngoặt lớn về công tác dân số

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 21- NQ/TW) ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã giải quyết đúng và trúng những vấn đề dân số nổi bật của Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách về lĩnh dân số.
“YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”

“YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 8/12, tại thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã diễn ra giải chạy “YEN TU Heritage 2024”. Đây là giải chạy phong trào, quần chúng lần đầu tiên được tổ chức tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, với 6.000 vận động viên từ 54 tỉnh, thành phố tham gia.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân

Vân Đồn (Quảng Ninh): Khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 8/12, tại thôn Voòng Tre, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân.
Bình Gia (Lạng Sơn): Đưa chính sách giảm nghèo đến người dân

Bình Gia (Lạng Sơn): Đưa chính sách giảm nghèo đến người dân

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 8 giờ trước
Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dân
Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS

Sóc Trăng nỗ lực “nâng chuẩn” các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người "thắp lửa" những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Bình Định: Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Đắk Nông: Tập trung phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo”

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 12 giờ trước
Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Tràng Định (Lạng Sơn): Lồng ghép hiệu quả nguồn vốn để xóa đói giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Thanh Phong-Thúy Hồng - 13 giờ trước
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Huyện Mường Lát: Tăng cường tuyên truyền pháp luật góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 13 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,