Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ươm mầm Kỳ Sơn

Thanh Hải - 09:54, 28/02/2025

Mỗi một lần lên với Kỳ Sơn (Nghệ An), chúng tôi lại cảm nhận thêm một sự thay đổi. Sự thay đổi ấy đến cũng thật nhẹ nhàng. Có khi là những căn nhà cổ được gắn biển tên, có khi là những đường hoa mới trồng, có khi là một cụm tái định cư mới bàn giao cho người dân đến ở… Kỳ Sơn đang đổi thay từ những suy nghĩ, hành động của những con người tâm huyết, trách nhiệm, trong một dự án mang khát vọng lớn lao - “Ươm mầm Kỳ Sơn”.

Có một không gian hoa anh đào rực rỡ ở các bản làng huyện Kỳ Sơn
Có một không gian hoa anh đào rực rỡ ở các bản làng huyện Kỳ Sơn

Kỳ Sơn trong tâm tưởng và suy nghĩ của không riêng chúng tôi, là vùng đất của bộn bề khó nhọc. Cứ thử tưởng tượng quãng đường từ thành phố Vinh lên trung tâm huyện lị là thị trấn Mường Xén cũng đã mất 5-6 giờ chạy xe ô tô. Còn nếu đi tiếp về các bản làng xa lơ, xa lắc, thì chắc chắn là không thể kịp. Khách buộc phải ngủ lại tại thị trấn, chờ sáng hôm sau khởi hành thì may ra mới kịp đi về trong ngày.

Kỳ Sơn còn được biết đến là vùng đất với nhiều bản làng quanh năm chìm trong mây mù. Những vùng đất ngủ vùi trong mây, phải đến những tháng mùa hè, thì mặt trời mới ló rạng. Ở cao và xa, thành ra những khốn khó của vùng đất biên thùy càng là thứ đặc sản bám rễ, ăn sâu không dễ dàng thay đổi…

Rừng phong lá đỏ dệt nên bức sơn dầu cho núi rừng Kỳ Sơn
Rừng phong lá đỏ tạo ra bức tranh tuyệt đẹp cho núi rừng Kỳ Sơn

Nhưng, một Kỳ Sơn đói nghèo và khó nhọc đang dần thay đổi. Hôm nay, Kỳ Sơn đã vượt dần khỏi mệnh đề “ba yên” – nghĩa là yên dân, yên địa bàn, yên biên giới - như lãnh đạo huyện từng khẳng định; để chuyển mình. Sự thay đổi ấy dù mới bắt đầu, thì vẫn cảm nhận được nếu như chúng ta quan tâm và quan sát. Đặc biệt, khi nhìn trong tổng thể của một dự án đầy khát vọng, đầy tâm huyết – “Ươm mầm Kỳ Sơn”, thì mới thấy rõ ràng sự thay đổi ấy.

Một trong những điểm nhấn của dự án “Ươm mầm Kỳ Sơn” chính là trồng cây. Từ cây bóng mát, cây hoa, đến cây lấy gỗ, cây rừng… được vận động, tuyên truyền để trồng ở mọi nơi, khắp bản trên, mường dưới. Chỉ tính trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 này thôi, các trường học trên toàn huyện đã trồng được hơn 7.000 cây hoa các loại.

Từ những ngôi trường, đường bản… rực rỡ sắc hồng của hoa anh đào, đỏ thắm của hoa trạng nguyên; đến những cánh rừng thắm sắc của đào, sắc trắng tinh khôi của mận, màu vàng ruộm của hoa dã quỳ, cây phong lá đỏ… mọc tự nhiên, đã tô điểm thêm cho bức tranh núi rừng thêm sặc sỡ.

Khu tái định cư bản Sơn Hà, xã Tà Cạ đã hoàn thành và đang tiến hành bàn giao cho người dân đến ở
Khu tái định cư bản Sơn Hà, xã Tà Cạ đã hoàn thành và đang tiến hành bàn giao cho người dân đến ở

Bằng dự án “Ươm mầm Kỳ Sơn”, địa phương đang nỗ lực kêu gọi xã hội hóa để có thêm những cung đường, những bản làng, những ngôi trường… nhuộm thắm sắc hoa. Để mùa nào hoa ấy, cứ thế khoe sắc, rực rỡ giữa núi rừng.

Mới đây thôi, địa phương này cũng đã phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu thuộc Liên Hiệp Quốc tổ chức gắn biển bảo tồn, gìn giữ nhà cổ cho 23 nhà dân của đồng bào Mông tại xã Tây Sơn. Ấy là kết quả của những tháng ngày thai nghén, trăn trở với việc bảo tồn những nếp nhà xưa cũ – một bằng chứng về lịch sử văn hóa của một tộc người, một gạch nối giữa hiện tại và quá khứ của những cư dân trên đỉnh núi cao.

Đồng bào Mông ở Kỳ Sơn có đến gần 26.000 nhân khẩu, cư ngụ tại 73 bản/12 xã. Hàng chục bản làng hiện vẫn còn lưu giữ được những nếp nhà cổ lợp bằng gỗ pơ mu, sa mu truyền thống. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng bảo: Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai việc gắn biển tên nhà sàn cổ của người Mông trên toàn huyện. Mục tiêu là để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn nhằm phát triển du lịch trên địa bàn.

Những ngôi nhà cổ của người Mông, lợp bằng gỗ sa mu và pơ mu đang được gắn biển tên để bảo vệ và gìn giữ
Những ngôi nhà cổ của người Mông, lợp bằng gỗ sa mu và pơ mu đang được gắn biển tên để bảo vệ và gìn giữ

Điều ấy thì rõ quá rồi, như cái cách mà huyện đang ấp ủ, thực hiện trồng cây, trồng hoa khắp bản làng, công sở, cơ quan, đơn vị đấy thôi. Để biến Kỳ Sơn thành vùng đất dẫu còn nghèo khó đấy, vất vả đấy… nhưng cũng thật nên thơ và lãng mạn; như là một cách để níu chân du khách, kéo bạn bè muôn phương về thăm Kỳ Sơn.

Chỉ nay mai thôi, trên con đường lên đỉnh Puxailaileng, cao 2.721m so với mực nước biển; hay đường lên cổng trời Mường Lống, đường lên của khẩu Nậm Cắn, đường về tháp cổ Yên Hòa… sẽ là những cung đường nhuộm thắm sắc hoa. Cuốn hút quá chứ, yêu thương quá chứ.

Trong tiết trời lập Xuân, những khu tái định cư cho người dân vùng lũ ở Vàng Pao (Mỹ Lý), Hòa Sơn (Tà Cạ)… đã có những cư dân đến nhận đất, dựng nhà. Cuộc sống mới ấm no, ổn định rồi sẽ hiện hữu trên những vùng đất mới như thế. 

Hình hài của dự án kè sông Nậm Mộ sắp hoàn thành
Hình hài của dự án kè sông Nậm Mộ sắp hoàn thành

Trên dòng Nậm Mộ gầm gào giữa lòng thị trấn Mường Xén, một dự án kè chống sạt lở đôi bờ tả hữu cũng đang dần hình thành. Vậy là, mùa mưa bão tới, người dân đôi bờ sẽ đỡ bất an, đỡ cảnh thấp thỏm canh chừng con lũ chực chờ nuốt chửng những mái nhà xuống lòng sông sâu.

Có người sẽ vẫn băn khoăn rằng, Kỳ Sơn là huyện mới thành lập hay sao mà lại dùng đến cụm từ “Ươm mầm Kỳ Sơn” trong một dự án cùng tên như thế? Xin thưa, nếu tính về lịch sử vùng đất, thì dưới thời Hậu Lê, từ thế kỷ XV, Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An. Nói thế để thấy, danh xưng vùng đất này có bề dày không hề nhỏ.

Khi trao đổi, chúng tôi được biết, những người khởi động dự án, chỉ muốn bằng những suy nghĩ, hành động, việc làm, dù là nhỏ nhất từ việc trồng những cánh hoa, đến những việc hệ trọng đời người như chọn đất dựng nhà, lập bản… đã và đang muốn Kỳ Sơn đổi thay, phát triển. “Ươm mầm Kỳ Sơn” chính là gieo những ý tưởng, trồng những mầm xanh… cho đời sau nhận quả ngọt. Chưa nói đến những gì lớn lao, chỉ bằng mỗi những việc nhỏ, giản đơn, từ việc ươm trồng cây xanh, cũng là rất đáng quý rồi. Hãy bắt đầu việc lớn bằng những suy nghĩ nhỏ, hành động nhỏ. Như cái cách mà cha ông ta từng nói “góp gió thành bão”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ”… vậy thôi.

Dự án "Ươm mầm Kỳ Sơn" do UBND huyện khởi xướng từ đầu năm 2024 với nội dung chính là trồng, bảo tồn và phát triển các loại hoa, cây ăn quả đặc thù, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Kỳ Sơn từ nguồn xã hội hoá. Qua đó, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, du khách thăm quan, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường ở Kỳ Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Ngày 19/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai tại xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Như Văn - 3 giờ trước
Ngày 19/4/2025, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn công tác của Chủ tịch nước đến thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành và Trung đoàn Bộ binh 20, thuộc Sư đoàn 330 ( Quân khu 9) đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các lực lượng Quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên các lực lượng Quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 19/4, tại Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Bùng-Vạn Ninh.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.
Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo phương án được thông qua, tỉnh Quảng Nam sắp xếp từ 233 xã, phường, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố thành 88 xã, phường.
Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Bằng tình yêu thương với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tự nguyện đóng góp kinh phí để chung tay, giúp sức cho phụ huynh và học sinh ở làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) viết tiếp ước mơ cho tương lai.