Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ước mơ về "mái ấm" của nhiều hộ đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thành hiện thực

Ngọc Thu - 5 giờ trước

Nhằm giúp các hộ nghèo người DTTS có mái ấm để an cư, thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở, tạo điều kiện giúp cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.

Những căn nhà được xây dựng mới kiên cố mang lại niềm vui, cuộc sống ổn định cho người dân nghèo DTTS vùng biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông
Những căn nhà được xây dựng mới kiên cố mang lại niềm vui, cuộc sống ổn định cho người dân nghèo DTTS vùng biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông

Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Dự án 1 trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm  2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau hơn 3 năm triển khai, Dự án đã tạo động lực giúp người dân tại các khu vực khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều năm nay, bà Hanh (dân tộc Ba Na, làng H’de, xã Đăk Tơ Ve, huyện Chư Păh) dẫu cố gắng làm thuê làm mướn, nhưng dành dụm mãi cũng chẳng đủ để sửa lại căn nhà. Nhà neo đơn có 2 mẹ con, bản thân lại hay đau ốm nên cuộc sống vốn đã khốn khó lại càng khó hơn. Chính vì thế, mong muốn có được căn nhà kiên cố lại càng xa vời đối với bà Hanh.

 Bà Hanh làng H'de (xã Đăk Tơ Ve, huyện Mang Yang) được quan tâm, hỗ trợ nhà ở để ổn định cuộc sống
Bà Hanh làng H'de (xã Đăk Tơ Ve, huyện Mang Yang) được quan tâm, hỗ trợ nhà ở để ổn định cuộc sống

Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, tháng 7/2023, UBND xã Đăk Tơ Ve đã hỗ trợ bà Hanh hơn 40 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà mới kiên cố từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Cùng với số tiền bà tích cóp bấy lâu, ngôi nhà khang trang rộng chừng 50 mét vuông đã hiện diện, biến ước mơ của bà Hanh thành hiện thực.

“Có nhà mới rồi, mình không còn phải lo mỗi khi mưa bão về, bản thân mình cũng bớt đi gánh nặng khi tuổi già. Giờ mình yên tâm tập trung đi làm, kiếm tiền lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn với mong con sau này có cuộc sống ổn định hơn”, bà Hanh phấn khởi nói.

Cùng với Chương trình MTQG 1719, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (2021 - 2024), tỉnh Gia Lai đã vận động, hỗ trợ xây dựng được 622 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền hơn 21,2 tỷ đồng.

Bên cạnh nguồn lực từ các Chương trình MTQG, những năm qua, tỉnh Gia Lai cũng tích cực kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ giúp hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo là người DTTS có nhà ở.

Gia đình bà Rlan H’Mim (làng Thơ Ga B, xã Chư Don, huyện Chư Pưh) thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng bỏ nhà đi từ lâu, nhiều năm qua, bà phải làm thuê để nuôi 3 đứa con nhỏ. Cả nhà 4 mẹ con ở trong căn chòi tạm khoảng 9 mét vuông, khung cột gỗ đã bị mối mọt, xung quanh quây bằng những tấm bạt đã mục nát,  mưa tạt gió lùa quanh năm.

Nhờ sự hỗ trợ của ngành Điện lực, hộ nghèo DTTS ở huyện Mang Yang đã có căn nhà khang trang
Nhờ sự hỗ trợ của ngành Điện lực, hộ nghèo DTTS ở huyện Mang Yang đã có căn nhà khang trang

Bởi vậy, khi được Công ty Điện lực Gia Lai xây tặng căn nhà mới khang trang có diện tích 35 mét vuông, với tổng kinh phí 65 triệu đồng, bà H’Mim không dấu nổi niềm vui trên khuôn mặt rám sạm của mình. Bà H’Mim bày tỏ: “Tôi chưa bao giờ dám mơ tới việc mình sẽ có ngôi nhà xây kiên cố như vậy. Bây giờ đã có nhà mới, mẹ con tôi yên tâm hơn để tiếp tục cố gắng vươn lên thoát nghèo”.

Nói về việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn, ông Lê Quang Trường, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Gia Lai, cho biết: “Hàng năm, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty trao tặng 5 căn nhà cho các hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng cộng có 34 căn nhà được trao tặng cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, người DTTS với tổng số tiền gần 2,5 tỷ đồng. Nhà đảm bảo tiêu chí “3 cứng”: nền cứng, kết cấu tường cứng và mái cứng”.

Ngoài ra, nhiều hộ DTTS có hoàn cảnh khó khăn được các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh ủng hộ kinh phí để giải quyết khó khăn về nhà ở. Mới đây, gia đình ông Rmah Pek (làng Lũh Ngó, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) được Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên và Quỹ “Vì người nghèo” huyện Chư Pưh xây tặng ngôi nhà rộng 40 mét vuông, với kinh phí hơn 60 triệu đồng…

Những căn nhà được xây dựng mới kiên cố được xây lên đã mang lại niềm vui và mở ra cơ hội, cuộc sống mới cho nhiều hộ nghèo là đồng bào DTTS. Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, không chỉ góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà còn góp phần thu hẹp khoảng cách vùng, miền. 

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ nghèo đồng bào DTTS đã được an cư, lạc nghiệp
Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ nghèo đồng bào DTTS đã được an cư, lạc nghiệp

Theo thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, năm 2022, toàn tỉnh có 6.710 hộ thiếu nhà ở. Theo kế hoạch triển khai Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh sẽ có 3.425 hộ được hỗ trợ nhà ở. Đến thời điểm này, 1.504 hộ được hỗ trợ nhà ở, đạt 43,91%.

Ông Huỳnh Kim Đồng, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh, thông tin: Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ DTTS nghèo trong thời gian qua, cơ bản đã giúp bà con có cuộc sống ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Theo Quyết định số 4/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính thì định mức hỗ trợ của Nhà nước đối với đất ở, nhà ở là 44 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, so với thực tế thì mức hỗ trợ này khá thấp. Hiện nay, tỉnh Gia Lai đã kiến nghị Trung ương nâng định mức hỗ trợ về đất ở, nhà ở lên gấp đôi trong giai đoạn 2026 - 2030 để người dân có điều kiện mua được đất ở, đất sản xuất, làm nhà ở ổn định cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tin tức - Thanh Huyền - 1 phút trước
Tại cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) tuần 43 năm 2024, ngày 21/10, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã nhấn mạnh việc nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Xã hội - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 2 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 3 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã được xin ý kiến về các vấn đề cần chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. Theo đó, Quốc hội biểu quyết chọn 3 trong 4 vấn đề đã được cho đại biểu ý kiến để chất vấn thành viên Chính phủ vào ngày 11 và 12/11 tới.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.