Những năm gần đây, vì cuộc sống mưu sinh, những nét văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Gia Rai ở Kon Tum ít nhiều bị mai một, trong đó có nghề tạc tượng và mặt nạ gỗ. Để níu giữ bản sắc, phong tục riêng có của dân tộc mình lưu truyền cho thế hệ sau, ông A Yứk (57 tuổi, xã Ia Chim, TP Kon Tum, Kon Tum) vẫn ngày ngày miệt mài đẽo tượng nhà mồ, mặt nạ gỗ đề phục vụ dân làng trong các dịp lễ hội.
Tượng nhà mồ là một nét văn hóa độc đáo, biểu tượng tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Qua bao nhiêu thăng trầm, nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ nhà mồ đang dần hồi sinh trong tâm thế hoàn toàn mới. Tượng nhà mồ đã vượt ra khỏi không gian nhà mồ để đến với cộng đồng, xã hội.
Hơn 30 năm tạc tượng gỗ, nghệ nhân Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn đong đầy cảm xúc và niềm đam mê như thuở ban đầu. Ông cứ thế mải miết kể chuyện đời sống văn hóa, tinh thần và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trên từng thớ gỗ.
Trong kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Gia Lai, có một loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo là điêu khắc tượng gỗ dân gian. Từ lâu, loại hình nghệ thuật dung dị này đã góp phần làm nên sự phong phú cho kho tàng văn hóa tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.
Vừa đưa chiếc đục chỉnh lại những chi tiết trên bức tượng, với tên gọi “kết hôn”, Đinh Plih, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho biết: Trước đây, khi anh còn nhỏ vẫn thường theo chân cha mình đi tạc tượng gỗ ở khắp các nơi trong dịp bỏ mả của người Ba-na. Đối với họ, nhà mồ đẹp phải được trang trí kỳ công kèm theo nhiều tượng gỗ dựng ở bốn góc, chung quanh hàng rào, hai bên cửa ra vào.