Mục tiêu của Đề án được chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Cụ thể:
Đến hết năm 2020, đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng chống thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng; Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó với thiên tai.
Đến hết năm 2030: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; 100% người dân ở cấp xã thường xuyên xảy ra mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
Bên cạnh đó, 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy; 100% số xã, phường, thị trấn xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng; phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai…
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để đưa kế hoạch vào đào tạo song song với chương trình đào tạo an ninh quốc phòng. Các sở, ban, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.