Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Quang: Kinh tế chưa phục hồi, người dân lại ''điêu đứng " bởi dịch tả lợn châu Phi

Hiếu Anh - 19:03, 05/11/2021

Người chăn nuôi vốn đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nay, họ lại phải đối diện với dịch bệnh tả lợn châu Phi (TLCP) quay trở lại. Điều lo ngại là, dịch TLCP lần này xảy ra nhiều nơi ở khu vực miền núi, nơi có nhiều người dân chủ yếu sống dựa vào nghề chăn nuôi.

Cán bộ thú y huyện Sơn Dương kiểm tra lợn bị chết dịch
Cán bộ thú y huyện Sơn Dương kiểm tra lợn bị chết dịch

Thiệt hại nặng nề

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển, anh Tô Văn Dũng, thôn An Thịnh, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương buồn rầu kể, trước đây, anh chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, khoảng 4 năm trở lại đây, anh mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi theo mô hình trang trại. Hiện, đàn lợn thịt có hơn 500 con, và 70 con lợn nái. Tuy nhiên, khi lợn chuẩn bị xuất chuồng thì 10 ngày trở lại đây, lợn liên tục bị dịch TLCP. Hiện đàn lợn của anh đã có 50 con lợn nái và hơn 120 con lợn thịt bị nhiễm bệnh, thiệt hại lên tới vài trăm triệu đồng.

Anh Dũng lo lắng cho biết, để đầu tư trang trại này anh đã phải vay nợ khắp nơi, trong đó anh đã phải thế chấp căn nhà vay lãi hơn 300 triệu đồng. Thế nhưng với tình hình này, anh không biết có thể trụ vững nữa không? Hiện tại nhiều hộ chăn nuôi trong khu vực anh Dũng sinh sống đã bỏ chăn nuôi, vì lợn chết dịch rất nhiều, không có khả năng phục hồi.

Không chỉ người mới nuôi theo mô hình trang trại như anh Dũng bị ảnh hưởng, nhiều người dù có kinh nghiệm cả chục năm, cũng không tránh khỏi dịch bệnh tấn công. Bà Trần Thị Lý, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình cho biết, dù có kinh nghiệm với quy trình chăm sóc cẩn thận, nhưng vừa qua, gia đình bà vẫn không tránh được thiệt hại nặng do dịch TLCP bùng phát trở lại.

Tính đến hết tháng 10/2021, cả nước xảy ra 1.834 ổ dịch TLCP tại 1.672 xã, 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố. Đợt dịch lần này tập trung ở nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi như: Nghệ An 20.196 con, Lạng Sơn 10.205 con, Cao Bằng 8.102 con, Hà Giang 6.952 con… Đến nay, tổng số lợn bị tiêu hủy là 112.092 con, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020 với trọng lượng tiêu hủy ước tính trên 5.500 tấn.

Ông Nguyễn Văn ĐôngCục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khi trong thị trấn có dịch, gia đình bà Lý đã chủ động mua vôi bột khử trùng chuồng trại. Song cuối tháng 9 vừa qua, khoảng 10 con lợn của gia đình bà Lý bỏ ăn sau gần 1 tuần rồi chết. Chính quyền thị trấn và cán bộ thú y đến kiểm tra, khử khuẩn rồi thông báo cho bà Lý phải tiêu hủy cả đàn. Gần 50 con lợn giống, 100 con lợn thịt chuẩn bị xuất chuồng bị đưa đi tiêu hủy. 

"Thời gian qua, chi phí nuôi lợn tăng cao, cả gia đình tôi cũng chạy vạy, cố duy trì đàn lợn. Chưa kịp bù lỗ vì giá lợn xuống thấp, nay cả đàn dính dịch phải tiêu hủy, gia đình tôi thiệt hại hơn 400 triệu đồng”, bà Lý buồn rầu thông tin

Cẩn trọng khi tái đàn

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang, đến hết tháng 10/2021, tỉnh ghi nhận gần 5.000 con lợn nhiễm dịch TLCP tại 53 xã của 7 huyện, thành phố. Hiện dịch TLCP đang có chiều hướng lây lan, phát triển nhanh trở lại.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang cho biết, nguyên nhân bùng phát dịch TLCP trên địa bàn lần này, là do một số địa phương chưa tổ chưa kiểm soát tốt việc vận chuyển, mua bán, tiêu thụ lợn giống, lợn thịt. Trong khi đó, giá lợn hơi tăng cao, nên một số người chăn nuôi có tâm lý che giấu tình trạng lợn ốm chết không báo báo cho chính quyền. Theo đó, dịch bệnh càng khó bị xử lý.

Người dân cần chủ động vệ sinh chuồng trại đề phòng dịch tả lợn châu phi
Người dân cần chủ động vệ sinh chuồng trại đề phòng dịch tả lợn châu phi

Để giải quyết vấn đề này, ông Đào Duy Quý nhấn mạnh, thời gian tới, cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua, bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn ra ngoài tỉnh.

Ở các vùng sâu vùng xa, chính quyền cũng không được lơ là, mà cần giám sát chặt chẽ đàn lợn tại thôn, bản; bảo đảm phát hiện kịp thời dịch bệnh ngay khi mới phát sinh, tổ chức xử lý triệt để tránh lây lan dịch bệnh.

Hiện nay, cơ quan chuyên môn các cấp trên địa bàn tỉnh đang tích cực hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Đồng thời, ở những nơi có dịch, các địa phương tích cực phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi.

Chi cục Chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang cũng đưa ra khuyến cáo, tại những xã đã qua 21 ngày dịch bệnh, cơ quan chức năng cần tuyên truyền người chăn nuôi thận trọng, chưa nên tái đàn nếu không áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thay vào đó, người dân cần tận dụng chuồng trại, cơ sở vật chất sẵn có tổ chức chăn nuôi các loài vật nuôi khác, như: Chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, chăn nuôi các loài vật nuôi phù hợp (gà, vịt, ngan ...).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi

Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi

Media - BDT - 1 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Tin tức - L.Minh - 16 phút trước
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp hầu như toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.
Tre, trúc không còn bị

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Kinh tế - Phong Phú - Minh Triết - 1 giờ trước
Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lũ trên các sông tại Yên Bái dâng cao khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại Tp. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) bị ngập sâu trong biển nước. Từ tâm điểm của mưa lũ, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển gửi về hình ảnh thành phố Yên Bái chìm trong biển nước.
Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Tin tức - Văn Long - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 10/9, Tại trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”. Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đến dự và trao giải.
Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ cũng như thiệt hại nặng lề ở các địa phương trong tỉnh, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai lên đường hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra.
Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Những năm qua, nông dân các xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh chăn nuôi bò. Việc phát triển đàn bò đã mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước giúp bà con chuyển sang tư duy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.
Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 10/9, Đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Thuận Bắc.
Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Xã hội - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Là địa phương thường chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chủ động các phương án ứng phó, phòng chống. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa thiệt hại trước tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu thì công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải tập trung thực hiện hiệu quả “3 trước, 4 sẵn sàng”.