Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyên Hóa (Quảng Bình): Nỗi lo mang tên “sạt lở” bờ Sông Gianh trước mùa mưa bão

Khánh Ngân- CĐ - 18:39, 14/06/2021

Sông Gianh có tổng chiều dài khoảng 160km, chảy trọn vẹn trong địa phận tỉnh Quảng Bình. Là dòng sông có lưu vực rất lớn, độ dốc cao, bắt nguồn từ trên đỉnh Trường Sơn thuộc địa phận huyện Minh Hóa, chạy qua các huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn rồi đổ ra biển. Khi đến địa phận huyện Tuyên Hóa, hợp thêm nhiều khe suối nhỏ khác nên càng gia tăng thêm sức mạnh dòng chảy. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ, nước chảy xiết và trở nên hung dữ, chính điều này đã gây ra tình trạng sạt lở bờ sông trong mùa mưa bão.

Nhà ông Mai Tân ở thôn Đức Phú 1, xã Đức Hóa đã bị sát mất một phần
Nhà ông Mai Tân ở thôn Đức Phú 1, xã Đức Hóa đã bị sạt lở mất một phần

Nhiều ha đất nông nghiệp bị cuốn trôi do sạt lở…

Xã Đức Hóa, là một trong 9 xã của huyện Tuyên Hóa nằm trên vùng thượng nguồn Sông Gianh. Mỗi năm khi mùa mưa bão đến gần, người dân nơi đây lại thon thót nỗi lo sạt lở thường trực ngày đêm do nước sông Gianh chảy xiết, xoáy vào bờ, cuốn theo nhiều đất đai, cây cối.

Đợt lũ kép 2016, bờ sông Gianh tại xã Đức Hóa bị sạt lở nghiêm trọng, có những điểm tình trạng sản lở đã “ăn” sâu vào sát mép nhà dân. Cứ như vậy, năm sau tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn năm trước. Đợt lũ năm 2020, tình trạng sạt lở đã lấn sát vào nhà của 8 hộ dân, nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến 78 hộ/364 nhân khẩu ở thôn Đức Phú 1.

Cứ như vậy đến nay, nước đã “ăn” sâu vào sát nhà dân, de dọa trực tiếp đến đời sống của hàng chục hộ dân sống gần ở sông Gianh. Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết, khí hậu, hiện tượng sạt lở bờ sông Gianh ngày càng trở nên nghiêm trọng, còn bởi nhiều người dân lấy đất bãi để làm đất sản xuất nhưng chưa có ý thức trồng cây chống xói lở. Việc khai thác cát sạn tràn lan ở lòng sông, cũng là nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ…

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Đức Hoá, 6/11 thôn nằm dọc bờ sông Gianh đều bị sạt lở. Trong đó, có hơn 30 hộ ở các thôn Kinh Trừng và Phúc Tùng 1, Đức Phú 1 cần phải di dời khẩn cấp, vì bờ sông đã “ăn” vào sâu nhà dân.

Chỉ tay về phía bờ sông, ông Mai Tân, một người dân ở thôn Đức Phú 1 lo lắng cho biết: “Tình trạng sạt lở bờ sông Gianh diễn ra nhanh trong 2 năm lại đây. Sợ bị trôi mất nhà nên gia đình tôi đã phải tự đổ đất đá xuống bờ sông để ngăn sạt lở đất, nhưng cũng chỉ là ném đá ao bèo, chỉ là giải pháp tạm thời. Chỉ cần mưa lớn, nguy cơ sạt lở đối với nhà tôi chắc chắn xảy ra. Chúng tôi mong chính quyền địa phương sớm vào cuộc để hỗ trợ cho người dân...”

Không riêng gì ở xã Đức Hóa, hầu hết 9 xã của huyện Tuyên Hóa nằm bên bờ sông Gianh, đều có chung tình trạng sạt lở đất. Trong đó, tình trạng này xảy ra nghiêm trọng nhất ở các xã Thuận Hóa, Đức Hóa, Tiến Hóa, Thạch Hóa, nhiều ha đất nông nghiệp đã bị cuốn trôi, nhiều hộ gia đình đã phải dời khỏi vùng trọng yếu để bảo đảm an toàn…

Chống sạt lở cần phải có một giải pháp đồng bộ

Trước tình trạng sạt lở bờ sông Gianh xảy ra tại huyện Tuyên Hóa, chính quyền địa phương đã đầu tư, xây dựng nhiều đoạn kè chống sạt lở tại nhiều xã; di dời dân cư ra khỏi vùng trọng yếu. Riêng tại xã Đức Hóa, một trong những địa phương có tình trạng sạt lở diễn ra phức tạp, nguy hiểm, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lên phương án xây dựng kè đê sông Gianh dài khoảng 1km, với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, đoạn đê kè bờ sông Gianh qua xã Đức Hóa vẫn chưa được thi công, trong khi mùa mưa bão đã đến.

Đoạn bị sạt lở ở bên bờ Sông Gianh thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Đoạn bị sạt lở bên bờ sông Gianh thuộc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Đức Hóa cho biết: “Hiện, địa phương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho đoạn đê kè này. Tôi và người dân mong muốn các cấp, các ngành sớm đưa công trình vào thi công, hoàn thành để Nhân dân yên tâm, ổn định cuộc sống”.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: “Tình trạng sạt lở bờ sông Gianh diễn ra ở Tuyên Hóa, chúng tôi đã nắm được và cũng đã có phương án để xử lý. Hiện, Trung ương đã cấp cho tỉnh 73 tỷ đồng để xây dựng đê kè ở các địa phương trong tỉnh, bảo đảm an toàn cho Nhân dân. Chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục theo luật đầu tư để tiến hành xây dựng công trình”.

Tình trạng sạt lở bờ sông Gianh tại xã Đức Hóa nói riêng và các xã nằm trên lưu vực Sông Gianh của huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình nói chung đã và đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Tình trạng này, đã gây tâm lý lo sợ cho bà con cũng như gây thiệt hại lớn về đất đai, tài sản của Nhân dân. Chống sạt lở để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, bảo vệ đất canh tác đang là cuộc chiến cam go, phức tạp và lâu dài. 

Trong thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành liên quan cần phải có chiến lược cụ thể để khơi thông dòng chảy hạ lưu, xây dựng các công trình kiên cố, gia cố bờ sông có nguy cơ sạt lở, tăng cường quan trắc và giám sát việc khai thác cát sạn trên sông... nhằm giảm thiểu tình trạng sạt lở trên sông Gianh hiện nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. “Se duyên” cho sầu riêng.Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 2 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 2 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 6 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.