Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trường Sa ngày mới

Mai Thắng - 08:26, 03/05/2023

Hàng trăm dãy nhà ngói mới khang trang, hàng chục con đường đổ nhựa phẳng lỳ, hàng ngàn cây xanh mọc quanh triền đảo; cán bộ, chiến sĩ yên tâm tư tưởng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ canh biển, giữ đảo, tình quân dân ngày càng thắm thiết… Đó là bức tranh tổng thể của Quần đảo Trường Sa sau 48 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành kể từ mùa Xuân đại thắng 1975 của thế kỷ XX (29/4/1975 - 29/4/2023)

Hải quân Việt Nam tuần tra trên vùng biền thuộc Quần đảo Trường Sa
Hải quân Việt Nam tuần tra trên vùng biền thuộc Quần đảo Trường Sa

Trường Sa ơi đất liền cập đảo

Vượt gần 1 ngàn hải lý lênh đênh trên biển, Đoàn công tác số 3 do Chuẩn Đô đốc Hải quân Trần Ngọc Quyết làm Trưởng đoàn, cùng hơn 200 thành viên trên tàu KN 491 cập Đảo Trường Sa Lớn vào lúc mặt trời đứng bóng. Chúng tôi ngoái người qua ô cửa tàu nhìn về thị trấn Trường Sa. Chen lẫn những mái ngói đỏ tươi là bạt ngàn cây xanh chạy quanh triền đảo.

Thuyền trưởng tàu KN 491 chỉ tay về đảo, nói: “48 năm trước, Đảo Trường Sa Lớn là khói súng, khô cằn và san hô. Sau 48 năm là thị trấn sầm uất giữa ngàn khơi. Tất cả đều do bàn tay, trí tuệ của Bộ đội Hải quân Việt Nam gây dựng nên. Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ đầy đủ tiện nghi như ở đất liền. Thông tin cập nhật từ đất liền hằng ngày. Ngồi tại đảo có thể nói chuyện và nhìn thấy với người thân, gia đình qua điện thoại thông minh. Đến với Trường Sa là đến với trái tim biển của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió”.

Đội hình diễu duyệt tiến vào lễ đài
Đội hình diễu duyệt tiến vào lễ đài

Tàu KN 491 cập đảo, chúng tôi khoác ba lô, túi xách đi nhanh về phía cổng Trường Sa. Tất cả ai cũng hồi hộp. Tôi chạy nhanh về phía trước quay lại đưa máy ảnh “chộp” luôn mấy kiểu trong niềm xúc động vô bờ. Nữ văn công Hoàng Lan đi trong đoàn reo lên: “Trường Sa ơi, đất liền đã cập đảo rồi. Vui quá!” rồi giở điện thoại lên Check-in những bức hình đẹp nhất.

Hoàng Lan chia sẻ: “Lần đầu em đi tàu biển, lần đầu em đến Trường Sa nhưng cảm giác thật gần gũi, thân quen. Lúc nghe bài hát “Gần lắm Trường Sa” dưới tàu, em đã không cầm được nước mắt. Em thực sự ngỡ ngàng không nghĩ ở nơi xa nhất của Tổ quốc lại có mảnh đất đẹp đẽ, thân thương đến vậy. Chuyến đi này là chuyến đi để đời, không thể nào quên trong sự nghiệp ca hát của em”.

Dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Trường Sa
Dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Trường Sa

Như thường lệ, mỗi lần thăm Đảo Trường Sa, bao giờ tàu cũng chở đầy ắp những phần quà từ đất liền gửi tặng. Đến từ Ngân hàng Agribank, chị Nguyễn Thị Phượng trao 500 triệu đồng cho cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa lớn. Trong niềm xúc động, chị Phượng chia sẻ: Nhiều năm qua, Ngân hàng Agribank luôn đồng hành với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Nhà giàn DK1. Những phần quà của Agribank sẽ giúp Trường Sa có thêm những công trình mới như nhà ở của bộ đội, những công trình dân sinh trên đảo, các thiết bị cần thiết cho huấn luyện, học tập và sẵn sàng chiến đấu. Bộ đội Trường Sa sẽ thêm vững vàng tay súng canh biển đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.

Màu xanh bình yên trên Đảo Trường Sa Lớn
Màu xanh bình yên trên Đảo Trường Sa Lớn

Trong khi đó, Đoàn đại biểu Học viện An ninh Nhân dân tặng cán bộ, chiến sĩ mỗi đảo thuộc Quần đảo Trường Sa 1 giàn máy tính, máy in và “Tủ sách Trường Sa”. Trung tướng Lê Văn Thắng, Trưởng Đoàn đại biểu Học viện An ninh Nhân dân chia sẻ: “Để đất liền bình yên mỗi ngày, những cán bộ, chiến sĩ Trường Sa phải căng mình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và trực canh biển đảo. Biển đảo có an toàn, thì đất liền với hạnh phúc bình yên. Chúng tôi luôn biết ơn những người đồng đội nơi đầu sóng ngọn gió, canh giữ chủ quyền của Tổ quốc”.

Hát giữa ngàn khơi

Ca sĩ giao lưu với các cán bộ, chiến sĩ ở Đảo Đá Tây A
Ca sĩ giao lưu với các cán bộ, chiến sĩ ở Đảo Đá Tây A

Trong 9 ngày đêm thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, hát giữa ngàn khơi là “điểm nhấn” trong chuyến hải trình. Hàng trăm bài thơ tự sáng tác, hàng chục ca khúc mới ra đời ngay trên boong tàu. Nhiều bài hát, điệu múa được các ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, DK1 xem khi tàu cập đảo.

Đến từ Đoàn ca múa Hải quân, ca sĩ trẻ Hoài Thương hòa cùng chiến sĩ đảo Sinh Tồn ngay sau khi xuồng cập đảo. Sân khấu là nền đảo, âm nhạc là đàn ghi ta, chị say sưa hát với tất cả tình yêu giành cho biển đảo: “Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng, Trường Sa xa lắm em. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội thân yêu chỉ có loài chim biển”. Để truyền hơi ấm đất liền đến từng chiến sĩ, Hoài Thương cầm Mico xuống từng hàng ghế. Chị nắm tay một chiến sĩ thì thầm rằng “Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao, khi cánh hải âu về”.

Hoa lính đảo tặng văn công đến từ đất liền
Hoa lính đảo tặng văn công đến từ đất liền

Hoài Thương tâm sự: “Trường Sa là mảnh đất thiêng liêng. Em muốn gửi gắm  tình cảm của đất liền đến các chiến sĩ. Qua giọng hát lời ca, em mong các anh thêm yêu đời vững chắc tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển, đảo thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống”.

Đáp lại tình cảm đất liền, chiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh ở Đảo Sinh Tồn cầm tay ca sĩ Hoài Thương mà hát rằng: “Từ ngọn sóng Trường Sa, anh gặp em ở đảo, biết nói sao cho vơi, vẫn bên anh nơi đảo Sinh Tồn. Đảo ơi phải vì cách trở trùng khơi, phải vì máu đổ em ơi, nên đảo thương đảo vẫn sinh tồn gặp em”. 

Tuấn Anh chia sẻ, mỗi lần có văn công ra đảo, lính trẻ nhiều đêm không ngủ, hồi hộp chờ đợi. “Để đáp lại tình cảm đất liền, chúng em tập vài tiết mục văn nghệ để giao lưu cùng ca sĩ. Những buổi văn nghệ như thế rất có ý nghĩa, nhớ lâu đến vài tháng sau. Cái cảm giác hát với ca sĩ, cầm tay ca sĩ vui sướng lắm”, Tuấn Anh nói.

Giao lưu văn nghệ cùng lính đảo Song Tử Tây
Giao lưu văn nghệ cùng lính đảo Song Tử Tây

Lời thề giữ đảo

Trước khi tỏa đi các phân đội thăm, giao lưu, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ, chúng tôi xếp hàng ngay ngắn theo lệnh người chỉ huy trên đường băng để làm lễ chào cờ. Giọng Đảo trưởng Trường Sa lớn đanh thép vang lên không trung: “Toàn đội hình thành hàng ngang, các đơn vị hàng dọc, tập hợp. Nghiêm. Chào cờ, chào!”. Chúng tôi ngước mắt lên cờ Tổ quốc đồng thanh hát “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập gềnh xa…”.

Âu tàu neo đậu tại Trường Sa Lớn
Âu tàu neo đậu tại Trường Sa Lớn

Giữa biển trời Tổ quốc, từng lời quốc ca như thấm vào máu thịt. Tôi đưa máy ảnh chụp những tấm lưng chiến sĩ đẫm mồ hôi, những ánh mắt xúc động rưng rưng của các nữ văn công lần đầu tiên chào cờ giữa Trường Sa nắng gió.

Xúc động nhất là giây phút nghe 10 lời thề danh dự. Giọng Trung úy Nguyễn Đình Thảo ở Phân đội Hỏa lực dõng dạc hô to: “Hi sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”. “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề!”.

Thượng tá Phạm Xuân Trung, Chỉ huy trưởng Đảo Trường Sa lớn chia sẻ, dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng và Nhân dân toàn huyện đảo cũng quyết tâm đoàn kết một lòng, vượt mọi khó khăn thử thách, xây dựng và phát triển huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Đoàn công tác chụp hình lưu niện tại cổng thị trấn Trường Sa
Đoàn công tác chụp hình lưu niệm tại cổng thị trấn Trường Sa

Sau 48 năm chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành, quân, dân trên 21 đảo, điểm đảo/33 điểm đóng quân thuộc Quần đảo Trường Sa được sống trong hòa bình ổn định và từng bước thay da đổi thịt. Với khát vọng hòa bình, quân, dân Trường Sa luôn nêu cao cảnh giác, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.