Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Khánh Thư - 11:20, 02/05/2024

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác thăm gia đình ông Giàng A Sinh ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở từ Chương trình MTQG (tháng 12/2023)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác thăm gia đình ông Giàng A Sinh ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở từ Chương trình MTQG (tháng 12/2023)

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Cùng với lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719, thời gian qua, UBDT đã chủ trì, phối hợp rà soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT); đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về CTDT. Đây là một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP.

Việc rà soát, đánh giá quy định hệ thống pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực CTDT, thực hiện chính sách dân tộc (CSDT). Hiện khối lượng chính sách, pháp luật về dân tộc tương đối toàn diện, bao trùm các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Theo thống kê, sau Hiến pháp 2013, Quốc hội đã thông qua hơn 90 luật và hơn 50 nghị quyết liên quan đến CSDT; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ban hành hơn 640 văn bản có quy định về dân tộc, CSDT.

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, hệ thống pháp luật về CTDT liên tục được hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định chính sách, áp dụng pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực CTDT vẫn còn những vướng mắc nhất định.

Để đáp ứng yêu cầu mới về CTDT, thực hiện CSDT, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng, UBDT và HĐDT của Quốc hội đã tổ chức các hoạt động tham vấn, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý để rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành. Gần đây nhất, ngày 11/4/2024, UBDT và HĐDT của Quốc hội phối hợp với tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội thảo cấp quốc gia để lấy ý kiến trong việc xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng DTTS và miền núi.

Trước đó, ngày 21/2/2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Đề án “Nghiên cứu, đồng bộ hóa chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013”. Tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội thống nhất với mục đích của Đề án là rà soát các quy định liên quan đến CSDT trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung quy định của văn bản quy phạm pháp luật về CTDT, thực hiện CSDT.

Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng “Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS”; “Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi…; Bộ Y tế chủ trì xây dựng “Đề án tăng cường truyền thông, cung cấp dịch vụ dân số cho vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030”; “Đề án tầm soát ung thư cho đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn”… UBDT được giao đầu làm mối thống nhất theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

ập trung đổi mới mô hình

Một trong những yêu cầu trong Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ là ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng. Để thực hiện được mục tiêu này thì đòi hỏi việc hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT được đặt lên hàng đầu.

Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, theo kế hoạch công tác, UBDT và HĐDT của Quốc hội đang tiếp tục nghiên cứu để đề xuất xây dựng một đạo luật về lĩnh vực dân tộc nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định của Hiến pháp về dân tộc và CSDT; từ đó điều chỉnh toàn diện các mối quan hệ xã hội về dân tộc, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cùng với chủ trì, phối hợp rà soát, đánh giá hệ thống quy định pháp luật hiện hành, UBDT cũng đang đẩy nhanh tiến độ các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP. Trong đó, để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình MTQG 1719, UBDT đã ưu tiên thực hiện “Đề án tăng cường chuyển đổi số trong cơ quan làm CTDT”. Sau quá trình lấy ý kiến rộng rãi, hiện UBDT đang tổng hợp, hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ....

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu thực tiễn CTDT, thực hiện CSDT, UBDT đã đề xuất xây dựng “Đề án đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về CTDT”. Mục tiêu của Đề án là nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo Báo cáo số 464/BC-UBDT ngày 25/3/2024 của UBDT, hiện đơn vị soạn thảo đang tiếp thu, tổng hợp ý kiến góp ý của Ban cán sự, Lãnh đạo UBDT để hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân

Media - BDT - 42 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng: Bằng mọi cách tiếp tế lương thực cho người dân. Lâm Đồng: Hàng chục cây sầu riêng đang thu hoạch bị phá hoại. Đưa “cá xứ lạnh” về vùng núi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp toàn bộ một thôn

Tin tức - L.Minh - 57 phút trước
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9, tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trận lũ quét, sạt lở đất đã vùi lấp hầu như toàn bộ thôn Làng Nủ với 35 hộ dân, 128 khẩu.
Tre, trúc không còn bị

Tre, trúc không còn bị "bạc đãi" ở vùng đất Tây Nam bộ

Kinh tế - Phong Phú - Minh Triết - 1 giờ trước
Các loại cây họ tre nứa rất dễ trồng, dễ chăm sóc với hàng chục giống tre, trúc khác nhau và chúng được trồng hầu như khắp các địa phương vùng Tây Nam bộ. Từ lâu, sản phẩm từ cây tre gắn bó với đời sống cư dân nơi này. Dù đang chịu cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, thay thế bằng những nguyên liệu công nghiệp nhưng không vì thế mà sản phẩm từ họ tre trúc “hết thời”.
Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Đăk Hà (Kon Tum): Xét xử công khai vụ án Hủy hoại rừng tại xã Đăk Pxi

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 10/9, tại Nhà văn hóa cộng đồng xã Đăk Pxi, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Tiểu khu 325, thuộc xã Đăk Pxi, đối với bị cáo Lê Võ Văn Khương cùng các đồng phạm: A Huk, A Khuy, A Toang, Y Nen.
Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Thanh Hóa: Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, thành viên HTX vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý, vận hành thương mại điện tử cho cán bộ, thành viên HTX vùng DTTS và miền núi”. Đây là chương trình đào tạo nguồn nhân lực thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Hình ảnh mới nhất về mưa lũ ở thành phố Yên Bái

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lũ trên các sông tại Yên Bái dâng cao khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại Tp. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) bị ngập sâu trong biển nước. Từ tâm điểm của mưa lũ, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển gửi về hình ảnh thành phố Yên Bái chìm trong biển nước.
Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Sóc Trăng: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024

Tin tức - Văn Long - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 10/9, Tại trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và con người Sóc Trăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”. Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng đến dự và trao giải.
Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Hơn 400 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai về các địa phương hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ cũng như thiệt hại nặng lề ở các địa phương trong tỉnh, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai lên đường hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra.
Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Những năm qua, nông dân các xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh chăn nuôi bò. Việc phát triển đàn bò đã mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước giúp bà con chuyển sang tư duy sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.
Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thuận Bắc

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 10/9, Đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Thuận Bắc.
Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Cao Bằng: Tập trung “3 trước, 4 sẵn sàng” trong ứng phó thiên tai

Xã hội - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Là địa phương thường chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, nhất là do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chủ động các phương án ứng phó, phòng chống. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa thiệt hại trước tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu thì công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải tập trung thực hiện hiệu quả “3 trước, 4 sẵn sàng”.