Trong những năm qua, thực hiện phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, mang lại sự bình yên cho vùng đất biên cương của Tổ quốc.
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh là hai huyện nghèo của tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nguồn lực thực hiện nhóm chính sách đầu tư phát triền bền vững hai địa phương này, tạo “bước đệm” để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) trên địa bàn tỉnh.
Xác định “Tư tưởng trông chờ, ỷ lại” là lực cản cho sự phát triển, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn, do vậy, Đại hội Đảng bộ xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) nhiệm kỳ 2020-2025, đã xác định nhiệm vụ “xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại” làm khâu đột phá giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững. Đây là mục tiêu, đồng thời là nhiệm vụ hàng đầu của đảng viên phụ trách hộ gia đình.
Xác định chi bộ Đảng chính là trụ cột cho sự phát triển của mỗi buôn làng, thời gian qua, Đảng bộ huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên trong vùng DTTS. Qua đó, các chi bộ thôn đồng bào DTTS đã phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; cũng như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh đã đề xuất cơ chế mới, cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách của địa phương và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu thoát nghèo vào năm 2025.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là tâm huyết, là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trong các thời kỳ. Vì thế, bên cạnh chính sách của Trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn triển khai nhiều chương trình, dự án đặc thù để thúc đẩy phát triển vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã nhấn mạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như chủ trương luôn ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nhiều chương trình, chính sách dân tộc được triển khai đã hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng bào DTTS trên các lĩnh vực, nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình rất quan tâm chú trọng phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác...Theo đó, nhiều hợp tác xã (HTX) của các tổ chức, cá nhân, thành phần dân tộc... trên địa bàn tỉnh được thành lập và có sự phát triển đáng kể, đảm bảo quy mô và hiệu quả hoạt động. Trong đó, các HTX kiểu mới dần định hình, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở vùng DTTS và miền núi.
Những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được kết quả đó, là nhờ các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Với việc chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, nhất là ở vùng DTTS.
Nhằm vận động Nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể triển khai hiệu quả nhiều mô hình “dân vận khéo”, qua đó tạo sự đồng thuận của người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ngày 15/12/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 08 về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, giai đoạn 2020 - 2025 (Nghị quyết). Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, công tác giáo dục, đào tạo nghề đã đạt được những kết quả bước đầu khá tích cực, xuất hiện các mô hình kinh tế có quy mô lớn ở một số địa phương, góp phần tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, có thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn của ông Hoàng Văn Hòa, cựu chiến binh Việt Nam và vợ là Hoàng Thị Thuận, thường trú tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang phản ánh về việc đất đai của gia đình đang trong thời gian khiếu nại, chờ cơ quan chức năng giải quyết nhưng chính quyền sở tại đã chỉ đạo cắt điện, nước dẫn đến việc sinh hoạt của gia đình gặp nhiều khó khăn đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Phát huy vai trò nòng cốt trên các mặt công tác, những năm qua, Người có uy tín tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Có được kết quả đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đồng hành, triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG); giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 được tỉnh Quảng Trị xác định là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Đến nay, tỉnh đã bắt tay vào triển khai Chương trình với quyết tâm rất cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về nội dung này.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Năm 2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn âm ỉ tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân TP. Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn đoàn kết đồng lòng vượt qua khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong số 30 học sinh, nữ sinh viên vừa được UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng Bằng khen tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng học sinh, sinh viên DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ I-2022, có sinh viên Lâm Thị Phương (dân tộc Nùng, ngụ xã Đắc Lua, huyện Tân Phú).
Những năm qua, thực hiện chương trình giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập, các xã vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước vươn lên để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Thể hiện rõ nhất là các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào DTTS đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào.