“Gương mẫu, nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động tại địa phương”, đó là đánh giá của ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) dành cho chị Hà Thị Quỳn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn của thôn 9 xã Ia Tơi.
Sau 20 năm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương (2002 - 2021), các hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển tích cực, góp phần quan trọng vào việc thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.
Dự án cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là dự án giao thông quan trọng, có tính chất kết nối liên vùng và liên tỉnh; kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Khi tuyến đường này hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, đưa Khánh Hòa trở thành một cực tăng trưởng cũng như khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên.
Cao Bằng từng là địa phương nhiều năm liền phải đối mặt với tình trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển, bế tắc trong các kế sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, từ việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh, đến nay đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều đổi thay mạnh mẽ.
Bí thư chi bộ - trưởng bản là lực lượng nòng cốt, quan trọng, là đội ngũ hiện thực hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trách nhiệm cao, nhiệt huyết lớn trong vận động, quy tụ Nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương, vì vậy, cần có những chính sách quan tâm, động viên hơn nữa đối với những người làm công tác này.
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu đi đầu, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối quả Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là ‘cầu nối” chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.
Từ năm 2017 đến nay, sau gần 5 năm thực hiện, chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư và trưởng thôn, bản, các chủ truơng, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện được triển khai nhanh chóng đến từng thôn bản. Đặc biệt, từ sự băn khoăn lo lắng ban đầu, sau một thời gian lãnh đạo, tổ chức hoạt động ở cơ sở, nhiều bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn/bản đã thể hiện được vai trò "thủ lĩnh" làm tròn được 2 vai ở cơ sở, được Nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
Trong những năm qua, từ các phong trào thi đua yêu nước, đã có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các thôn, bản vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… tại địa phương.
Sau gần 5 năm triển khai, mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm trưởng thôn ở Thanh Hóa đã góp phần giảm đầu mối, gọn nhẹ bộ máy, mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình đã được thực hiện sâu rộng tại các địa phương, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Theo phản ánh của người dân, đã từ nhiều năm nay, các hộ dân sống ở khu 7, phường Quang Hanh, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) phải chịu đựng sống trong mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường từ việc chăn nuôi của một số hộ dân trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày một nặng nề, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao (chiếm gần 75% dân số toàn tỉnh), những năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước triển khai trên địa bàn đã giúp vùng đồng bào DTTS tỉnh Hoà Bình (nhất là nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn) có bước phát triển.
Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 97% số xã và 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Từ kết quả đã đạt được, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp xây dựng NTM theo hướng bền vững để thực hiện tốt mục tiêu này.
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các DTTS. Từ đó có các giải pháp bảo tồn, khai thác, phục vụ tốt ho công tác giáo dục truyền thống, quảng bá phát triển du lịch địa phương.
Từ tháng 7 - 12/2022, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Mô hình được thực hiện tại thôn Cà Xen, xã Long Môn, huyện vùng cao Minh Long.
Trong những ngày này, các khu dân cư huyện biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đang rộn ràng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2022). Ngày hội mang nhiều ý nghĩa thiết thực, là “chất keo” gắn kết đồng bào các dân tộc cùng chung sức, chung lòng thực hiện thắng lợi các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị xung quanh vấn đề này
Tỷ lệ đảng viên có đạo ngày càng tăng, nhiều người đã được tín nhiều bầu giữ những vị trí chủ chốt quan trọng ở địa phương. Đó là thành công rất đáng mừng, nhưng quan trọng hơn là đã góp phần lớn vào việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những năm qua, ở Hà Tĩnh tỷ lệ phát triển đảng viên người công giáo ngày càng tăng. Trong đó, nhiều người đã được tín nhiều bầu giữ những vị trí chủ chốt quan trọng ở địa phương. Thành công này, góp phần lớn vào thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Khẳng định chính sách nhất quán của Đảng ta về tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
Qua 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP 4/10/2002 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tạo việc làm, giúp hàng chục nghìn hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững, đời sống vật chất, tinh thần từng bước nâng cao.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở ở Hà Tĩnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo, dân tộc. Đặc biệt, tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, Chi bộ ở vùng giáo, phát triển đảng viên là người có đạo trở thành những 'hạt nhân" lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngay tại cơ sở.