Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Đến năm 2025, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường

Ngọc Thu - 22:52, 19/04/2023

UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 160/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, có 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường.

Gia Lai phấn đấu 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường vào năm 2025
Gia Lai phấn đấu 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường vào năm 2025

Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 265 trường mầm non (223 trường công lập, 7 trường dân lập, 35 trường tư thục, 221 nhóm độc lập tư thục) với 943 điểm trường lẻ và 87.467 trẻ. Trong đó, có 102 trường mầm non thuộc vùng khó khăn với 540 điểm trường, 1.172 nhóm, lớp và 35.829 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ vùng khó khăn ra lớp là 4,9%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 88,7%.

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ở các vùng khó khăn hiện khá thấp; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi còn khá cao; điều kiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn. Do đó, mục tiêu mà Kế hoạch đề ra nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền…

Cụ thể, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hàng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đến năm 2030, phấn đấu có ít nhất 11% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 92% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ và phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; đồng thời, phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm và xây mới trường học, bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp.

Kế hoạch cũng đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển GDMN vùng khó khăn. Trong đó, tập trung vào việc bảo đảm chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn lực và triển khai chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm tiếp nhận, văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của ngành, địa phương theo phân cấp quản lý; nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 10 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 10 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 10 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.