Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phổ cập giáo dục mầm non ở vùng khó: Còn nhiều rào cản và thách thức

Thuý Hồng - 09:32, 02/11/2022

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang gấp rút triển khai Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-4 tuổi đặt ra nhiều thách thức, nhất là đối với địa bàn vùng khó.

Điểm trường mầm non ở bản Ngàm Lồm, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Điểm trường mầm non ở bản Ngàm Lồm, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Nhiều rào cản

Theo thống kê của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT), số trường vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn (ĐBKK) chiếm tỷ lệ 23% tổng số trường mầm non toàn quốc. Các trường này chủ yếu nằm ở vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, hải đảo. 

Năm 2021, báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giáo dục mầm non vùng khó khăn có chất lượng còn thấp. Tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ.

Đặc biệt, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi), gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường lẻ số trẻ ít nên khó bố trí giáo viên đứng lớp; định biên giáo viên/lớp chưa đảm bảo; cơ sở vật chất thiết bị dạy học thiếu.

Đơn cử như tại Lào Cai, là địa phương tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi, tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Để nâng cao tỉ lệ huy động ở các độ tuổi, tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện, nguồn lực để huy động 27,8% trẻ nhà trẻ, 96,9% trẻ mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thơm, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, mặc dù cơ sở vật chất đã được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non như, thiếu đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp. Một số trường, lớp mầm non có diện tích hẹp, còn 42 phòng học tạm, mượn và hơn 900 phòng học đã xây dựng từ lâu, nay xuống cấp hoặc chưa đảm bảo quy cách, diện tích quy định.

Bên cạnh đó, khi triển khai thực hiện Đề án phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo sẽ thiếu giáo viên. Cả nước có hơn 75 nghìn giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ vùng khó khăn và ĐBKK, đạt tỷ lệ 0,66 giáo viên/lớp. Hiện còn thiếu trên 7 nghìn giáo viên mầm non của riêng vùng này.

Bà Cù Thị Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) thông tin: còn có một thực tế đang diễn ra là,  những giáo viên mầm non ở vùng ĐBKK đang chịu áp lực về mặt thời gian. Thường các cô phải đến sớm và về muộn, thời gian kéo dài hơn 8 tiếng/ngày. Nhiều nơi, tại các điểm lẻ, chỉ có 1 giáo viên/lớp.

Ngoài ra, giáo viên còn phải kiêm cả nhiệm vụ đón và trả trẻ tại nhà, vì một số phụ huynh không có điều kiện đưa đón con em của họ. Chính vì vậy, giáo viên thiếu thời gian để xây dựng môi trường trong lớp học, tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, các vùng dDTTS, miền núi do điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội không thuận lợi nên đội ngũ giáo viên thường không ổn định, thiếu giáo viên.

Điển hình như trong năm học 2021-2022, tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng vẫn còn 5 điểm trường chưa tổ chức nấu ăn bán trú cho trẻ, nên buổi chiều có nhiều trẻ không đến lớp. Tỷ lệ chuyên cần không cao.

Cô Hà Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Khánh Xuân cho biết: Trường có 10 điểm trường và 13 nhóm lớp, mỗi lớp cách xa điểm chính từ 10-32km. Học sinh của các điểm trường chủ yếu là dân tộc Dao, Mông. Do kinh phí tổ chức bán trú cho trẻ thấp chỉ từ 7-8 ngàn đồng/ngày nên việc xây dựng khẩu phần và thực đơn trong ngày, trong tuần gặp nhiều khó khăn, nhất là các điểm trường xa chợ, xa trung tâm.

“Đa số đội ngũ giáo viên tại các điểm trường chỉ có 1 giáo viên trên lớp, nên rất khó khăn để tổ chức nấu ăn cho trẻ, đòi hỏi phải có nhân lực” cô Mai cho biết.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, hiện mạng lưới trường mầm non mới chỉ thu hút được 54% trẻ em tới trường, còn 46% trẻ em chưa được tiếp cận giáo dục. Cơ sở vật chất đã được quan tâm, tuy nhiên mới có 54,6% phòng học kiên cố, tỷ lệ phòng học tạm, nhờ mượn còn cao.

Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi tại vùng khó khăn còn thiếu thốn; môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học hạn chế, nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng tiếng Việt cho trẻ.

Một tiết học của học sinh Trường Mầm non Ban Mai, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Một tiết học của học sinh Trường Mầm non Ban Mai, xã Chiềng Muôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Cần chính sách ưu tiên

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút triển khai 2 đề án "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2023 - 2030".

Mục tiêu cụ thể là, đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, được huy động đến cơ sở giáo dục mầm non để được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non. đạt 95% vào năm 2025, đạt 97% vào năm 2030.

Tại Hội thảo lấy ý kiến về 2 dự thảo được tổ chức vào 22/9 tại Hà Nội, đã đưa ra các giải pháp để thực hiện là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo.

Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non cho rằng, việc xây dựng 2 đề án trên là rất cần thiết để tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng phổ cập và duy trì chất lượng giáo dục mầm non. Việc thực hiện 2 đề án, sẽ từng bước củng cố mạng lưới trường, lớp mầm non; tăng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở mọi vùng, miền được tiếp cận giáo dục.

Tuy nhiên, để thực hiện được 2 đề án trên, cần phải huy động các nguồn lực xã hội một cách hợp lý. Cùng với đó, cần có chính sách thu hút đào tạo giáo viên mầm non; hỗ trợ giáo viên giảng dạy ở vùng DTTS mà không phải là vùng khó khăn; bổ sung các chính sách cho trẻ nhà trẻ.

TS. Lê Thị Mai Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Dạy nghề  (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Phát triển giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo, là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội, là nhu cầu, nguyện vọng của mỗi gia đình, cộng đồng và địa phương.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non nhằm cải thiện mức sống; nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non người DTTS nói riêng và giáo viên mầm non nói chung.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023

Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Trong 3 ngày (22 - 24/3/2023), tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học lần thứ 11, năm học 2022 - 2023”.
Độc tố Botulinum nguy hiểm như thế nào?

Độc tố Botulinum nguy hiểm như thế nào?

Sức khỏe - PV - 1 giờ trước
Clostridium botulinum là một một loại vi khuẩn gây bệnh ở người. Việc nhiễm độc tố của vi khuẩn này gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, liệt toàn thân, và nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy ngộ độc Botulinum là gì? Triệu chứng ra sao? Cách điều trị và phòng bệnh như thế nào? đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản để mọi người biết cách phòng độc tố này một cách tốt nhất.
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4

Giáo dục dân tộc - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4/2023 vừa chính thức khởi động trở lại và sẽ nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4.
Lào Cai tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng

Lào Cai tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, trong những ngày tới, toàn miền Bắc, trong đó có tỉnh Lào Cai sẽ xảy ra nắng nóng trên diện rộng, dài ngày, có nơi nắng nóng gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng có thể xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 22/3/2023 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung ứng phó phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Cô đỡ thôn, bản cần hỗ trợ những gì?

Cô đỡ thôn, bản cần hỗ trợ những gì?

Sức khỏe - PV - 1 giờ trước
Cô đỡ thôn, bản được xem như cánh tay nối dài của ngành y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, chế độ, chính sách đối với đội ngũ này hơn 30 năm qua vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích, cho nên rất cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn để họ yên tâm, phát huy hết năng lực…
Tin trong ngày - 21/3/2023

Tin trong ngày - 21/3/2023

Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số; Cần Thơ xuất khẩu 18 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc; Hải quan Hải Phòng bắt giữ 7 tấn ngà voi nhập lậu; cùng các tin tức thời sự khác.
Nhận bóng bay của người lạ, nhóm học sinh bị ngộ độc

Nhận bóng bay của người lạ, nhóm học sinh bị ngộ độc

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Sáng 23/3, Trung tâm Y tế huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhóm học sinh tiểu học bị ngộ độc tập thể, sức khỏe đã ổn định, nhưng Trung tâm Y tế huyện vẫn tiếp theo dõi sức khỏe các em đủ 24h theo quy định.
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín - Minh Thu - 2 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành Quyết định công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2023 - 2027. Theo Quyết định, giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Xếp hạng II cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Xếp hạng II cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 2 giờ trước
Ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành quyết định xếp hạng II đối với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Đây là 1 trong 4 Bảo tàng Mỹ thuật công lập trên cả nước.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn: Tuyên truyền về bình đẳng giới tại xã Cổ Linh

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn: Tuyên truyền về bình đẳng giới tại xã Cổ Linh

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Ngày 22/3, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Kạn tổ chức hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Cổ Linh, xã Cổ Linh (Pác Nặm).
10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Tin tức - PV - 2 giờ trước
Lễ Tuyên dương và trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 được tổ chức tại Hà Nội ngày 23/3/2023.