Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Bru Vân Kiều ở Húc Thượng thiếu lương thực vì "cái điện gió"?

Khánh Ngân - 16:50, 20/04/2023

Trong khi ngành chức năng chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp về việc hơn 3 ha ruộng lúa nước ở thôn Húc Thượng, xã Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị bồi lấp, thì người dân lâm vào cảnh thiếu lương thực do không đủ khả năng để cải tạo canh tác...

Hơn 3ha ruộng lúa nước của đồng bào Bru- Vân Kiều ở thôn Húc Thượng, xã Húc đã bị đất đá vùi lấp trong những năm qua
Hơn 3ha ruộng lúa nước của đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Húc Thượng, xã Húc đã bị đất đá vùi lấp trong những năm qua

Có phải vì "cái điện gió”?

Sau những năm nhọc nhằn khai phá, đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Húc Thượng mới có được những thửa ruộng lúa màu mỡ. Hàng năm vào mùa thu hoạch, bà con có được lượng lúa nhất định không lo thiếu đói. Thế nhưng, từ năm 2020, 2021, không biết bao nhiêu đất đá từ trên đồi theo con suối trôi về lấp hơn 3 ha ruộng lúa nước của người dân. Do lượng đất đá bồi lấp quá nhiều, nên người dân không thể cải tạo, đành lâm vào cảnh thiếu đói nhìn ruộng của mình nằm sâu dưới đống đất đá. 

Toàn thôn Húc Thượng có trên 100 hộ đồng bào DTTS, thì có tới 49 hộ dân có ruộng bị bồi lấp với diện tích lên đến 3,37 ha. Điều đáng nói, trong số 49 hộ dân nói trên, chỉ có 19 hộ có ruộng bị bồi lấp, được UBND huyện Hướng Hóa báo cáo do các bãi đắp của công trình Nhà máy điện gió Tài Tâm trôi trượt, vùi lấp (tại văn bản số 190/BC-UBND, ngày 29/3). Số còn lại cho đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ruộng lúa nước bị bồi lấp. Về phía Công ty Tài Tâm không đồng ý hỗ trợ vì cho rằng “khu vực thửa lúa nằm xa bãi thải của dự án.

Khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ Văn Ka Rai - Chủ tịch UBND xã Húc lại cho rằng: Mỗi lần mưa lớn đất đá từ bãi thải của điện gió trôi xuống vùi lấp ruộng của của đồng bào ở 3 thôn Tà Nục, Húc Thượng, Tà Ri II, với tổng diện tích khoảng 4 ha. "Riêng ở thôn Húc Thượng, phần ruộng lúa bà con sản xuất từ bao đời nay có bị vùi lấp thế đâu, từ khi có điện gió về mới bị nhiều như vậy".

Bên cạnh diện tích đã bị vùi lấp là những thửa ruộng được người dân canh tác rất tốt
Bên cạnh diện tích đã bị vùi lấp là những thửa ruộng được người dân canh tác rất tốt

Có mặt tại thôn Húc Thượng, dọc theo con suốt từ đồi chảy qua cánh đồng lúa nước của thôn, phần diện tích hai bên suối đã bị bồi lấp hết. Diện tích bồi lấp kéo dài xuống tận đầu bản. Một phần diện tích lúa nước bị bồi lấp đã trở thành sân bóng.

Theo người dân ở thôn Húc Thượng, phần diện tích này trước đây là ruộng lúa nước. Kế bên phần bị bồi lấp, là diện tích ruộng lúa nước của đồng bào còn sót lại bà con vẫn canh tác tốt, lúa vụ Xuân đang thời kỳ làm đòng xanh mướt. 

Chỉ tay về phía khu ruộng đã bị bồi lấp, chị Hồ Thị Hạnh ngậm ngùi: “3 thửa ruộng nhà chị bị bồi lấp từ năm 2020 - 2021. Từ đó đến nay không trồng lúa được nữa, nên gia đình thiếu gạo để ăn”. Khi được hỏi do đâu mà ruộng bị bồi lấp, chị Hạnh quả quyết: “Do cái điện gió. Do họ đổ bãi thải trời mưa thì bãi thải sạt lở trôi xuống dưới ni” (nó trôi xuống dưới ruộng - Pv).

Chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng ngậm ngùi nói về những thửa ruộng của mình đã bị vùi lấp
Chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng ngậm ngùi nói về những thửa ruộng của mình đã bị vùi lấp

“Bất nhất” về xác định nguyên nhân

Trước thực tế, đất đá vùi lấp ruộng lúa nước của người dân ở xã Húc nói chung và thôn Húc Thượng nói riêng, UBND tỉnh Quảng Trị đã phát đi văn bản yêu cầu các bên liên quan có báo cáo cụ thể, cũng như tìm phương án giải quyết. Thế nhưng, ngành chức năng cũng chưa đồng nhất trong việc xác định rõ ràng phần diện tích lúa nước nào bị bồi lấp do lũ, phần nào bị bồi lấp do các bãi thải của các công ty điện gió. Do đó còn lúng túng trong việc quy trách nhiệm, chậm đưa ra phương án khắc phục ruộng lúa nước cho đồng bào sản xuất.

Trụ điện gió thường được xây dựng ở trên những cao điểm, nên việc phòng chống sạt lở có ý nghĩa rất lớn đối với tài sản và tính mạng của đồng bào vùng dự án
Trụ điện gió thường được xây dựng ở trên những điểm cao nên việc phòng chống sạt lở có ý nghĩa rất lớn đối với tài sản và tính mạng của đồng bào vùng dự án

Trong khi chị Hồ Thị Hạnh và chị Hồ Thị Mun ở thôn Húc Thượng và Chủ tịch UBND xã Húc cũng khẳng định “do cái điện gió”, thì tại văn bản số 26/TB- UBND ngày 29/3/2023 UBND huyện Hướng Hóa lại có đoạn “Đối với diện tích ruộng nước của 30 hộ dọc theo khe sối thôn Húc Thượng, xã Húc bị đất đá vùi lấp do mưa lũ từ năm 2020; đề nghị công Công ty TNHH MTV ĐTNL Tài Tâm - Quảng Trị quan tâm, đồng hành, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ và chung tay khôi phục lại cho Nhân dân chuẩn bị canh tác sản xuất mùa vụ sắp tới”.

Phải chăng chính sự bất nhất và thiếu một kết luận cụ thể, khách quan của ngành chức năng mà ruộng lúa của người dân bị vùi lấp chậm được khắc phục và hệ lụy là đồng bào rơi vào cảnh thiếu đói trong nhiều năm qua.

Đối với đồng bào DTTS, địa bàn cư trú thường là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, đất sản xuất, đặc biệt là đất làm lúa nước có ý nghĩa rất lớn trong việc chủ động lương thực của đồng bào. Thế nhưng, ở thôn Húc Thượng, hơn 3 ha lúa nước “quý hiếm” bị vùi lấp trong nhiều năm qua lại chậm được cải tạo để đồng bào sản xuất. Đó là một sự lãng phí cần phải kiểm tra, xác minh quy trách nhiệm cụ thể cho những cá nhân, tập thể liên quan.

Anh Nguyễn Văn Thành- công chức địa chính xã Húc kiểm tra tiến độ cải tạo lại ruộng lúa cho đồng bào ở thôn Húc Thượng
Anh Nguyễn Văn Thành, công chức địa chính xã Húc kiểm tra tiến độ cải tạo lại ruộng lúa cho đồng bào ở thôn Húc Thượng

Một động thái mới là,  sau khi có ý kiến của chính quyền Hướng Hóa, Công ty TNHH MTV ĐTNL Tài Tâm đã đưa máy múc vào cải tạo lại ruộng lúa nước ở thôn Húc Thượng bị vùi lấp. 

Có mặt tại thôn Húc Thượng vào ngày 6/4, theo quan sát của phóng viên, đã có khoảng 2/3 diện tích ruộng bị vùi lấp được khắc phục. Các bờ thửa đã được đắp, mặt bằng ruộng đã được san gạt. Hiện nay, Công ty vẫn đang tiến hàng cải tạo phần ruộng lúa nước bị vùi lấp còn lại ở thôn Húc Thượng. Đó là tín hiệu tích cực của nhà đầu tư điện gió  này đối với đồng bào ở vùng có dự án.

Khảo sát từ thực tế cho thấy, không riêng ở xã Húc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 12 xã thị trấn có công trình điện gió. Trong đó, có nhiều vùng được xếp vào vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống lũ quét. Trên, thực tế đã có những nhà máy điện gió có bãi thải trôi trượt, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như ở thôn Húc Thượng, xã Húc; hay như chủ đầu tư Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 liên quan đến 6 hộ ở xã Tân Liên (Hướng Hóa) và 5 hộ ở thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa). 

Để tránh tình trạng các nhà máy điện gió ảnh hưởng đến sinh kế của Nhân dân, thậm chí cả tài sản và tính mạng của người dân bị đe dọa, thiết nghĩ, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần phải quan tâm, kiểm tra kịp thời để có phương án giải quyết, trả lời thỏa đáng những vướng mắc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, tránh tình trạng nghi ngờ, bức xúc trong Nhân dân.

  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 5 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 5 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.