Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường lao động, việc làm, vì vậy, để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời điểm hiện tại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai đào tạo bằng hình thức trực tuyến; đổi mới sáng tạo trong đào tạo, hướng nghiệp gắn với giải quyết việc làm và theo nhu cầu của xã hội… Qua đó, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
Nhờ lựa chọn hướng đi đúng trong phát triển kinh tế cùng với sự “tiếp sức” từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình chị Y Trít, dân tộc Ba Na, một gia đình giáo dân ở giáo phận Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang, TP. Kon Tum (Kon Tum) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên quê hương.
Những cuộc gọi lúc nửa đêm, những khi trời mưa gió hay trong mối nguy hiểm của bệnh dịch, những chuyến xe “Vạn tình 0 đồng” vẫn bon bon trên đường, thắp sáng lên ân tình trong mùa dịch bệnh.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang xây dựng bộ giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phòng, chống Covid-19 dự kiến sẽ triển khai cho các địa phương trong thời gian sắp tới.
Những khoảnh rừng tự nhiên còn sót lại ở địa bàn xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) giáp ranh với lâm phận huyện Hiệp Đức bị đốt nham nhở, nhiều cây to sót lại bị chặt hạ. Người dân địa phương phản ánh tình trạng này đã diễn ra dai dẳng nhiều năm nay, trong khi lực lượng chức năng chưa phát hiện, xử lý được trường hợp vi phạm cụ thể nào.
UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt gói hỗ trợ đợt 2, nhằm hỗ trợ cho 3 đối tượng gồm: lao động tự do, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn, với tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng.
Bình Phước có 41 dân tộc cùng chung sống, trong đó khoảng 20% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước thì sự nỗ lực vươn lên của nhiều hộ dân đã từng bước làm đổi thay diện mạo vùng DTTS. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào DTTS đã chủ động thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trở thành những “ngọn đuốc” soi đường, tạo động lực cho đồng bào mình cùng vươn lên, xóa nghèo, làm giàu chính đáng.
Đại dịch Covid-19 trở lại thung lũng Ayun Pa (Gia Lai) và các huyện lân cận khiến tôi và một số anh chị đồng nghiệp không thoát diện phân loại hạng F, bởi vô tình thành F2 nên phải thực hiện biện pháp cách ly tại nhà theo quy định.
Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, của tỉnh Nghệ An (miền Tây Nghệ An) gồm 11 huyện. Trong đó có 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn, 27 xã biên giới, với đường biên giới dài 468,281 km tiếp giáp với 3 tỉnh của Lào. Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu... là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.
Mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk có Văn bản về việc triển khai phương án tiếp nhận, đón công dân của tỉnh từ vùng dịch trở về địa phương.
Vừa là Người có uy tín trong cộng đồng, lại là một Nghệ nhân dân gian, hiểu biết sâu sắc các phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình, nhiều năm qua, ông Min Phà Kháy luôn được người dân tin tưởng, được tập thể Chi bộ và cấp ủy đảng xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Tả Chải.
Mùa mưa bão sắp đến, các dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao tại các huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) đã, đang được triển khai và dần hoàn thiện, tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều nỗi lo ...
Hay tin, người dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang gồng mình chống dịch Covid-19, với mong muốn hỗ trợ người dân trong vùng cách ly phong tỏa vơi bớt khó khăn, người dân các dân tộc xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã tự nguyện lên rừng hái măng, bắp chuối, rau… gửi về xuôi, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.
Thương binh - đảng viên A Tợt tuy đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe, quắc thước như tố chất của người Gia Rai, ông sôi nổi, chia vui với chúng tôi: “Làng Plei H’No nay không còn nghèo khó như xưa nữa, bà con các dân tộc chúng tôi đã biết thay đổi cách làm ăn, kề vai sát cánh, đoàn kết dựng xây quê hương từng ngày đổi mới”.
Vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội với nguồn lực trong dân còn hạn chế, cũng như xuất phát điểm thấp và ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, đại dịch Covid-19, xã Thanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã và đang nỗ lực trên chặng đường xây dựng nông thôn mới.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, ở thôn Làng Chảng, xã vùng cao Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây là hộ nghèo. Nay gia đình chị đã vươn lên thành hộ khá giả trong thôn. Có được thành quả này, là nhờ sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó và nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) phù hợp với đồng đất Cốc Lầu, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 3/8, tỉnh Bình Dương đã khánh thành đưa vào hoạt động 2 bệnh viện dã chiến có quy mô 8.300 giường, phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.
Mới đây, Tỉnh đoàn Bình Thuận đã tổ chức chương trình “Nghìn cuốn sách -Triệu ước mơ” nhằm hỗ trợ sách giáo khoa cho các em thiếu nhi khối tiểu học là người dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học mới 2021 -2022.
Với kết quả thi đáng tự hào, Vi Đức Mạnh (28,5 điểm) và Lê Ngọc Tính (27,5 điểm) - đôi bạn cùng lớp 12, Trường THCS - THPT dân tộc nội trú Hà Tĩnh (đóng tại thị trấn Hương Khê) cùng có chung ước mơ vào Trường Sỹ quan Chính trị.
Hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào đoàn kết, huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.