Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm, anh Nay Winh, dân tộc Gia Rai, Bí thư Huyện đoàn Chư Sê (Gia Lai) luôn năng nổ, nhiệt tình, là một điển hình trong công tác Đoàn, Hội, gương mặt tiêu biểu trong phong trào Học tập và làm theo lời Bác.
Những ngày này, cùng với việc ứng phó với dịch COVID-19, nông dân huyện Ia Pa (Gia Lai) còn phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn, gây thiệt hại lớn.
Những năm qua, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Không chỉ tạo dấu ấn trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, một số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) còn liên kết với nhau để thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hướng đi mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế vùng DTTS. Và HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước) là một điển hình như thế.
Dưới cái nắng khô hanh của mùa khô, những tấm lá buông từ màu xanh non nhanh chóng chuyển sang màu trắng ngà. Dọc hai bên Quốc lộ I, đoạn qua ấp 1, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), lá buông được trải ra, xếp lớp lên nhau tạo thành hình ảnh đẹp mắt chỉ có tại "làng" chuốt lá buông.
Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó, nhưng rất đỗi ân tình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay lập tức, không ai bảo ai, đồng bào đã lên rừng, lên rẫy lấy từng búp măng, buồng chuối, đào từng củ sắn, củ môn… gửi tặng đồng bào miền Nam và những người thực hiện cách ly xã hội, đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 14 ngày 8/10/2018 của Tỉnh ủy về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, đời sống bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đức Trọng đã được nâng cao đáng kể.
Trong tổng số 948 phòng học ở 3 cấp (mầm non, tiểu học, THCS), huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vẫn còn 328 phòng bán kiên cố, 67 phòng học tạm và 5 phòng học mượn. Ngoài nỗi lo “lớp tạm”, việc thiếu nhà ở cho giáo viên, học sinh và các công trình phụ trợ hỗ trợ học tập khác cũng đang là vấn đề nan giải ở huyện nghèo 30a này.
Từ một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai, với tỷ lệ hộ nghèo trên 75% vào năm 2016, đến nay xã Ayun, huyện Chư Sê đã vươn lên mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 13,8%. Để có được "cú hích" đó là nhờ sự quan tâm, đầu tư đồng bộ các công trình phúc lợi dân sinh của các cấp chính quyền, trong đó có công trình thủy lợi Plei Keo. Từ đó xã Ayun đã giải được bài toán thủy lợi, giúp người dân canh tác lúa 2 vụ, tạo tiền đề tăng thu nhập, thoát nghèo.
Thời gian qua, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm từng bước xây dựng chính quyền điện tử, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Dù đang trong thời gian nghỉ hè, nhưng ngay sau khi xuất hiện những ca dương tính với Covid-19 đầu tiên ở Chằm Puông, Lượng Minh nhiều cán bộ, giáo viên huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã tự nguyện “gác” thời gian nghỉ hè để tham gia chống dịch.
Họ là những phụ nữ rắn rỏi, lanh lẹ, giỏi nhảy từ hòn đá lởm chởm này qua hòn đá chênh vênh kia. Họ còn ngâm mình hằng giờ trong nước biển, lặn lội như những con rái cá để bắt cua, ốc trú mình dưới các hốc đá sâu dưới biển.
Đường làng, ngõ xóm phong quang, những ngôi nhà xây mái thái, nhà vườn, xen lẫn với nhà sàn, vườn cây, ao cá ngăn nắp, đường thôn bê tông phẳng lỳ, đi lại thuận tiện... Đó là phong cảnh ở thôn Đồng Ca, xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Mảnh đất xóm núi có 106 nóc nhà người Tày sinh sống, lọt trong thung lũng xanh của rừng keo, cây trái, cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Đây chính là kết quả của “sức bật” nông thôn mới nơi đây.
Với đặc thù đất rộng, người thưa, chính quyền địa phương các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, kịp thời trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Hiện các địa phương đang nỗ lực kiểm soát người về từ vùng dịch, quyết tâm không để dịch bùng phát ở cộng đồng.
Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nên về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vẫn ổn định. Mặt khác, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn tích cực thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), chủ động tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến bà con.
Tỉnh Hà Giang có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 TDTS rất ít người (số dân dưới 10.000 người) gồm: Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã quan tâm, triển khai hiệu quả các nguồn đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhận đỡ đầu nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khám chữa bệnh miễn phí cho Nhân dân, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà Đại đoàn kết....là những việc làm cụ thể, ý nghĩa của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu trong triển khai thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó, không những thắt chặt tình quân dân, mà còn thiết thực góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, dễ dàng thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (còn gọi là ông Tà), là vị thần bảo hộ phum sóc. Trong tín ngưỡng tâm linh của người Khmer, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến đời sống con người đều được trời đất cắt đặt một vị Neak Tà bảo hộ, có nhiệm vụ trừ khử mọi tai ương, trấn áp mọi tà ma quỷ dữ, bảo vệ cuộc sống bình yên, no đủ cho người dân trong phum sóc.
Thời gian qua, các cấp, ngành chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quy hoạch khu vực sân bãi để phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục - thể thao (TDTT) cho người dân. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu nhi ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức năm 2017, với chủ đề Start-up Student Ideas, anh Nguyễn Hữu Huy Hào, một đoàn viên trẻ tại TP. Cần Thơ, đã vinh dự đạt giải Nhì, với nghiên cứu biến bùn thải thành đất sạch có ích cho cây trồng.