Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tỉnh Cao Bằng phản hồi thông tin về Dự án Thủy điện Mông Ân

PV - 10:50, 02/08/2019

Báo Dân tộc và Phát triển số 1522, ra ngày 31/5/2019, có đăng bài viết “Thủy điện Mông Ân, Cao Bằng: Nhiều khuất tất cần làm rõ!”. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng đã có buổi làm việc trực tiếp với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển; đồng thời có công văn trả lời xung quanh vấn đề mà Báo nêu.

Thừa nhận “lỗi đánh máy”

Trong bài báo “Thủy điện Mông Ân, Cao Bằng: Nhiều khuất tất cần làm rõ!” đăng trên số báo 1522, Báo Dân tộc và Phát triển có nêu thông tin “Tại Nghị quyết số 20/NQ- HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh Cao Bằng, thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2018 (NQ 20), đã xếp công trình Thủy điện Mông Ân vào diện công trình do Thủ tướng chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất. Tuy nhiên, qua kiểm chứng tại Bộ Công thương thì công trình Thủy điện Mông Ân không thuộc mục này.”

Trao đổi trực tiếp với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7/2019, ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng thừa nhận, thông tin mà Báo Dân tộc và Phát triển nêu là chính xác. Qua rà soát, UBND tỉnh phát hiện nội dung ghi tại NQ20 là sai sót của bộ phận văn thư, đánh máy.

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong buổi làm việc với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về vấn đề Thủy điện Mông Ân. Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong buổi làm việc với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về vấn đề Thủy điện Mông Ân.

Công văn số 2392/UBND–NĐ của UBND tỉnh Cao Bằng ra ngày 9/7/2019 về việc thông tin trả lời nội dung của Báo Dân tộc và Phát triển về bài viết “Thủy điện Mông Ân, Cao Bằng nhiều khuất tất cần làm rõ!” (công văn 2392) do ông Lý Văn Kính, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng ký cũng một lần nữa khẳng định điều này.

Công văn 2392 nêu: “Đây là sự nhầm lẫn trong việc đưa vào phụ lục, vì theo quy định tại khoản 2 điều 62 Luật Đất đai năm 2013 thì “công trình dự án do Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất” đã thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn mục đích tổng hợp danh mục Dự án Thủy điện Mông Ân để trình HĐND tỉnh để thông qua, là thực hiện tại khoản 3 điều 45; điểm b khoản 3 điều 62 của Luật Đất đai năm 2013.

Về bản chất, Dự án Thủy điện Mông Ân thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo điểm b khoản 3, điều 62 của Luật Đất đai năm 2013, và từ năm 2016 tại Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh Cao Bằng, Dự án đã được đưa vào danh mục dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng”.

Cần đảm bảo quyền lợi của người dân

Đối với thông tin người dân phản ánh về việc “công trình có mức đầu tư hơn 900 tỷ đồng, nhưng phương án đền bù chỉ vẻn vẹn hơn 5 tỷ đồng”, UBND tỉnh Cao Bằng phản hồi tại Công văn 2392 như sau: “Tổng hợp theo các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND huyện Bảo Lâm là trên 18,5 tỷ đồng, không như phản ánh của một số hộ dân mà báo đã nêu là “phương án đền bù hỗ trợ chỉ vẻn vẹn hơn 5 tỷ đồng”. (3 quyết định trên cụ thể như sau, tại Quyết định số 1579/QĐ – UBND ngày 12/7/2017, “hạng mục Công trình chính, khu phụ trợ lán trại và điều chỉnh cục bộ Quốc lộ 34” (Đợt 1), với tổng mức giá trị phương án bồi thường trên 13,3 tỷ đồng; Quyết định số 2172/QĐ–UBND ngày 21/9/2018, “hạng mục công trình chính, khu phụ trợ lán trại và điều chỉnh cục bộ Quốc lộ 34 (Đợt 2) với tổng giá trị bồi thường trên 564 triệu đồng; Quyết định số 32/QĐ–UBND ngày 10/1/2019 “hạng mục lòng hồ” với tổng mức giá trị phương án bồi thường là trên 4,6 tỷ đồng”).

Đối với thông tin bài báo nêu: “Năm 2017, công trình Thủy điện Mông Ân triển khai trên địa bàn số diện tích của khoảng 70 hộ dân ở 2 thôn Nà Ca, thị trấn Pác Miầu và thôn Nà Héng, xã Nam Quang với giá đền bù quá thấp”, UBND tỉnh Cao Bằng đã phản hồi: “Theo Quyết định số 1579/QĐ–UBND, ngày 12/7/2017 của UBND huyện Bảo Lâm về việc phê duyệt dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Thủy điện Mông Ân, hạng mục công trình chính, khu phụ trợ lán trại và điều chỉnh cục bộ Quốc lộ 34, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng (đợt 1) tổng giá trị phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là trên 13,3 tỷ đồng, số hộ nhận bồi thường hỗ trợ là 35 hộ”.

Qua trao đổi thêm với người dân tại khu vực bị thu hồi đất lòng hồ Thủy điện Mông Ân; người dân tiếp tục phản ánh, cách đền bù của chính quyền địa phương là chưa công bằng. Bởi lẽ, “Thủy điện Mông Ân” có 2 hạng mục thu hồi, giải phóng mặt bằng. Trong đó, hạng mục chính, công trình phụ trợ lán trại và điều chỉnh cục bộ Quốc lộ 34 cho khoảng 35 hộ với tổng số tiền là trên 14,6 tỷ đồng (chia làm 2 đợt). Còn hạng mục vùng lòng hồ có hơn 70 hộ thuộc diện phải di dời nhưng chỉ đền bù hơn 4,6 tỷ đồng nên người dân không đồng thuận. Vì vậy, họ không đồng ý với phương án đền bù này.

Ngoài ra, một số hộ còn cho rằng, trình tự thủ tục thu hồi đất của chính quyền không hợp lý. Thay vì tiến hành đền bù, hỗ trợ xong mới tiến hành triển khai công trình thì chính quyền huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lại làm ngược lại.

 

Chính quyền cần sớm giải quyết búc xúc và đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình thi công công trình. Chính quyền cần sớm giải quyết búc xúc và đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình thi công công trình.

Trả lời thông tin bài báo nêu, UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định, hiện nay, tỉnh đã thực hiện hoàn thành giải phóng mặt bằng hạng mục công trình chính, khu phụ trợ lán trại và điều chỉnh cục bộ Quốc lộ 34, thị trấn Pác Miầu, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm. Riêng hạng mục lòng hồ thị trấn Pác Miầu, xã Nam Quang chưa thực hiện giải phóng xong mặt bằng.

“Chính quyền các cấp cũng đã cam kết với các hộ dân tại khu vực lòng hồ, khi giải phóng mặt bằng mới tích nước, nếu sau khi vận hành ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu, vật kiến trúc của dân sẽ thực hiện đền bù bổ sung”, nội dung trong Công văn 2392 nêu rõ.

Tuy nhiên, với cách làm mà nội dung công văn đề cập cho thấy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng đã không rà soát, khảo sát kỹ mức độ ảnh hưởng, thiệt hại trước khi tiến hành tích nước thủy điện. Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng cũng không có phương án bố trí tái định cư cho người dân bị mất đất vùng lòng hồ. Thực tế này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu quá trình thi công tích nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sạt lở đất, khi ấy thiệt hại không chỉ là tài sản mà còn có thể là tính mạng và sức khỏe của người dân.

Có thể nói, với sự vào cuộc của lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng đã thể hiện sự quan tâm tới những phản ánh, bức xúc của người dân xung quanh Dự án Thủy điện Mông Ân. Báo Dân tộc và Phát triển và đông đảo bạn đọc ghi nhận sự cầu thị, tiếp thu của lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng đối với những vấn đề báo chí phản ánh. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm vấn đề trên, chính quyền địa phương và chủ đầu tư cần xem xét, giải quyết thỏa đáng những tồn tại để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.
Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Cao Bằng: Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Tuấn - Lê Hằng - 1 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.462 Người có uy tín, trong đó 1.150 Người có uy tín là đảng viên, 358 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 10 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Nghệ An: Xã biên giới Thanh Thủy chung sức vượt tiến độ về đích xây dựng NTM

Tin tức - PV - 12 giờ trước
Tối 24/11, xã biên giới Thanh Thủy (huyện Thanh Chương) đã long trọng tổ chức Lễ công bố xã Thanh Thủy đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Kết quả này, là từ sự đồng thuận, chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng bào các DTTS trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện các công trình, dự án, nỗ lực phát triển kinh tế...từng bước hoàn thành các tiêu chí
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).