Sáng 31/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Công tác bình đẳng giới năm 2019. Tham dự có bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum… và hơn 70 đại biểu làm công tác tuyên truyền về bình đẳng giới tại các xã vùng DTTS và miền núi. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chủ trì Hội nghị.
Trong những năm qua, từ việc đưa phong trào thể dục-thể thao quần chúng đi vào chiều sâu đã góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều hạt nhân tiêu biểu tham gia các giải thi đấu thể thao trong khu vực và toàn quốc, giành được nhiều giải thưởng cho địa phương.
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu do ông Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu làm Trưởng đoàn.
Sáng 24/5, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công Đại hội điểm, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019, với chủ đề “Các dân tộc huyện Sìn Hồ đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Phó Chủ tịch thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Tống Thanh Hải; Phó Vụ Trưởng Vụ địa phương I, Ủy Ban Dân tộc Tráng A Dương; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Hữu Chí cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành tỉnh, và 150 đại biểu đại diện cho các DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Hàng chục nghìn hộ dân ở Tây Bắc (chủ yếu ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) đã góp đất cùng với các doanh nghiệp trồng cao su với khát vọng thoát nghèo, làm giàu từ “vàng trắng”. Nhưng khát vọng này sẽ chỉ là viễn cảnh nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách hỗ trợ.
Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng cao tại nhiều địa phương miền núi phía Bắc. Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… đã xảy ra cháy rừng. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) các địa phương, ngành chức năng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp cấp bách.
Chiều ngày 25/4, tại trụ sở cơ quan, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức gặp đoàn gồm 20 đại biểu là người có uy tín, đại diện cho 1067 người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu, do ông Lý Công Hậu, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn. Tham gia buổi gặp mặt còn có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT. Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ dân tộc thiểu số chủ trì buổi gặp mặt.
Năm 2017, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) bắt đầu mở hướng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu tiếp cận với mô hình làm kinh tế mới mẻ này, nhưng bản Sì Thâu Chải nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút rất đông du khách. Bởi lẽ nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đặc trưng được lưu giữ mà còn bởi cách làm du lịch rất riêng của đồng bào dân tộc Dao.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nhu cầu thanh niên DTTS vay vốn phát triển kinh tế, tìm kiếm cơ hội để khởi nghiệp, lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp rất lớn. Theo đó, Tỉnh Đoàn Lai Châu cùng với các tổ chức chính trị-xã hội khác đã tích cực triển khai thực hiện ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Lai Châu, giúp đoàn viên, thanh niên có điều kiện vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 1.072 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, thông qua thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín đã góp phần tạo điều kiện để họ phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu.
Thời điểm này, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu đang khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019. Đại hội là dịp để nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu; đồng thời đề ra các mục tiêu phát triển cho giai đoạn mới.
Trong những năm qua, cùng với các giải pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, chủ trương đưa cán bộ Biên phòng về trực tiếp tham gia vào cấp ủy ở các xã vùng sâu, vùng xa, xã biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang mang lại nhiều kết quả tích cực.
Sau khi giao cho các bộ, ngành liên quan tiến hành bán đấu giá áo và trái bóng của đội tuyển U23 Việt Nam tặng (sau thành công với vị trí Á quân giải U23 châu Á năm 2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dành toàn bộ số tiền thu được tặng cho người nghèo trong cả nước để làm nhà. Tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu) nhờ quà tặng của Thủ tướng 20 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách đã có nhà ở mới.
Trên dọc dải biên cương thuộc địa bàn 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ (Lai Châu), bàn chân của những người lính thuộc Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 356 (gọi tắt là Đoàn 356) đã in dấu ở tất cả những địa bàn xa xôi, hẻo lánh nhất. Vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đoàn 356 đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Với lợi thế cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Lai Châu. Nắm bắt lợi thế đó, anh Vàng A Chỉnh đã tiên phong mang du lịch cộng đồng homestay về với bản Sin Suối Hồ.
Chiều 19/3, tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cơ quan chức năng huyện Tam Đường phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu tổ chức tiêu huỷ 117 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Để khống chế dịch lây lan ra diện rộng, tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt.
Đây là quan điểm chỉ đạo của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tại buổi làm việc với tỉnh Lai Châu về kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc và Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Tham gia buổi làm việc có bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; lãnh đạo Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ...
Muốn giúp được đồng bào DTTS ở vùng ĐBKK phát triển kinh tế; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì phải biết nghe và nói tiếng nói của đồng bào. Đó chính là phương châm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ka Lăng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu thực hiện trong nhiều năm qua.
Trong chuyến công tác từ ngày 4-7/3, sau khi kiểm tra thực tế tại cơ sở, Đoàn Công tác của UBDT do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Lai Châu, Lào Cai nắm bắt về tình hình công tác dân tộc; đặc biệt là kết quả thực hiện Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trong yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 (gọi tắt là Đề án).
Nhằm nắm bắt thông tin, đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 (gọi tắt là Đề án), chiều 4/3, Đoàn Công tác Ủy ban Dân tộc do ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.