Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiên Yên (Quảng Ninh): Người dân đua nhau bán đất rừng qua phòng công chứng

Nghĩa Hiệp - Thiên An - 16:16, 24/10/2021

Theo phản ánh của người dân sinh sống tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), thời gian qua, rừng sản xuất trên địa bàn rất “được giá”, các hộ dân đua nhau bán đất rừng để thu lời. Đặc biệt, có những hộ dân còn đang rao bán cả đất rừng phòng hộ...

Khi được hỏi mua đất rừng, ông N.V.T khẳng định chỉ cần đưa hồ sơ cho xã sẽ sang tên được
Khi được hỏi mua đất rừng, ông N.V.T khẳng định chỉ cần đưa hồ sơ cho xã sẽ sang tên được

Đáng nói, đất rừng được bán cho ai, chuyển đổi mục đích sử dụng như thế nào, cán bộ xã không hề hay biết.  Bởi người mua đã làm giấy tờ tại văn phòng công chứng và chuyển hồ sơ lên huyện. Phóng viên đặt vấn đề này đến lãnh đạo UBND huyện Tiên Yên thì cũng không nhận được câu trả lời?!

Dân đua nhau bán đất rừng

Tìm về thôn Đồng Châu, xã Tiên Lãng, tại đây có ngôi nhà khang trang của ông Đ.V.T. đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Ông Đ.V.T. chủ ngôi nhà cho biết: “Đợt vừa rồi có người về thu mua đất rừng. Nhà tôi có 6ha, bán được 1,1 tỷ đồng, nên xây luôn lại cái nhà mới”.

Đối diện với ngôi nhà khang trang của ông Đ.V.T., là ngôi nhà cấp 4 của gia đình ông N.V.T. Ông T cũng đang thấp thỏm, chờ đợi người mua đất rừng quay trở lại để giao dịch mua bán đất rừng với ông. Ông N.V.T. cho biết: “Đất rừng của tôi rộng 6,4ha ở thôn Cái Mắt, trồng 2ha keo rồi. Trước có doanh nghiệp trả tôi 1,5 tỷ đồng, viết giấy mua bán và giao sổ rừng, các anh ấy sẽ tự đi làm giấy tờ, nhưng tôi chưa đồng ý bán. Còn thủ tục thì đơn giản lắm, liên hệ với xã là người ta ký nhận sang tên cho. Dù là đất rừng, thì anh nơi khác đến mua vẫn làm thủ tục được, chỉ cần chi cho xã mấy chục triệu là xong”.

Ngôi nhà đang được xây từ tiền bán đất rừng của ông Đ.V.T.
Ngôi nhà đang được xây từ tiền bán đất rừng của ông Đ.V.T.

Ở trong thôn còn có gia đình ông L.V.T. đã bán đất rừng từ năm 2020, với diện tích rừng hơn 30ha do ông sở hữu, ông chỉ bán được 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông nói:  “Tôi già rồi, bán đi chứ để làm gì nữa”.

Không chỉ có đất rừng sản xuất, ngay đến đất rừng thuộc diện khoanh nuôi bảo vệ được chính quyền giao khoán cho người dân cũng đang được giao bán. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông L.B., người được giao khoán 96.000m2 rừng khoanh nuôi bảo vệ. 

Qua trao đổi, gia đình chỉ đồng ý bán với số tiền chẵn 2,6 tỷ đồng, bên mua tự làm thủ tục tại xã. Để tăng sự tin tưởng về tính pháp lý của sổ rừng, ông L.B. còn mang sổ ra để người mua xem và kiểm tra trực tiếp. Sổ ghi rõ thông tin về tờ bản đồ, diện tích, loại rừng và thời gian sử dụng.

Vợ ông L.B tìm sổ rừng để chứng minh nguồn gốc, dù là rừng khoanh nuôi bảo vệ vẫn bán được
Vợ ông L.B tìm sổ rừng để chứng minh nguồn gốc, dù là rừng khoanh nuôi bảo vệ vẫn bán được

Chính quyền có biết?!

Thực tế cho thấy, việc tìm mua đất rừng tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) không hề khó, chỉ cần hỏi bất cứ ai cũng có nhu cầu muốn bán. Cái khó ở đây là tìm ra người đã mua số lượng lớn đất rừng nêu trên. Bởi theo những người bán đất rừng, việc mua bán được diễn ra theo hình thức bên nhận sổ - bên nhận tiền và điền thông tin người bán đất rừng vào giấy. Việc còn lại là do người mua đất rừng tự làm việc với chính quyền xã, huyện để sang tên, đổi chủ.

Ngày 3/8/2021 phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với ông Nguyễn Thế Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiên Lãng về những vấn đề liên quan đến những sai phạm trong chuyển đổi đất nông nghiệp và đất rừng. 

Tại buổi làm việc, ông Nam và cán bộ địa chính UBND xã cho biết: Việc người dân mua bán qua lại đất rừng rất khó kiểm soát, do họ không thông qua xã. Họ tự ký giấy tờ mua bán với nhau tại Văn phòng công chứng và chuyển hồ sơ lên huyện. Hiện thanh tra huyện cũng đang thanh tra một số sai phạm về việc chuyển đổi đất tại xã Tiên Lãng. Khi nào có kết luận thanh tra chúng tôi sẽ thông tin.

Để có thông tin chính xác, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã đăng ký làm việc với lãnh đạo UBND huyện Tiên Yên, trong ngày 3/8/2021. Tuy nhiên, phóng viên được ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Yên liên lạc, báo tạm lùi lịch làm việc, với lý do là do cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh ra công bố Quyết định thanh tra trùng với nội dung phóng viên làm việc. Nên phải chờ Thanh tra tỉnh Quảng Ninh kết luận thanh tra mới công bố cho báo chí.

Tuy nhiên, đã hơn 70 ngày kể từ thời điểm Thanh tra tỉnh Quảng Ninh công bố Quyết định thanh tra tại UBND huyện Tiên Yên (theo như lời ông Hùng), phóng viên không nhận thêm được bất cứ thông tin gì. Trong khi đó, theo mục b, Điều 51, Luật Thanh tra có nêu rõ: “Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành không quá 45 ngày làm việc, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày làm việc”. 

Do đó, thực tế những diện tích đất rừng đã bán được chuyển cho ai, và đi theo đường nào để có thể sang tên đổi chủ vẫn chưa được làm rõ. Cùng với đó, có hay không việc có cuộc Thanh tra tỉnh làm việc “trùng” với nội dung phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đề xuất với huyện?

Thông tin duy nhất phóng viên nắm được đến nay là, tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên các hộ dân vẫn đang đua nhau bán đất rừng để thu lời. Đặc biệt, có những hộ dân còn đang rao bán cả rừng phòng hộ?

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 6 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 6 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.