Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Nước mắt” rừng xanh

PV - 15:42, 05/11/2018

Bất kể mưa nắng, những cánh rừng ở Đăk Lăk vẫn liên tục bị xâm hại bởi lòng tham vô đáy của các đối tượng muốn nhanh hốt bạc từ rừng. Cùng với sự ngang ngược, manh động của “lâm tặc”, nhiều cái bắt tay ngầm đầy tinh vi của một số cán bộ trong việc chiếm dụng và san nhượng đất rừng đã khiến “lá phổi xanh” liên tục chảy máu...

Đăk Lăk Nhiều cánh rừng ở Ea Súp bị tàn phá.

Cây rừng, đất rừng  liên tục mất

Theo số liệu thống kê, chỉ 3 năm trở lại đây, Đăk Lăk đã có hơn 10.000ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép. Nhiều địa bàn đã thành điểm nóng như huyện Ea Súp, Ea H’Leo, Krông Bông, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ma Đ’rắk… Hàng trăm ha đất rừng khó có khả năng thu hồi.

Riêng từ năm 2017 đến nay, đã có hơn 1.000 vụ vi pháp lâm luật. Nhiều vụ tàn phá rừng tàn khốc, nghiêm trọng như; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar phá 1,6ha rừng để làm rẫy; UBND xã Ea Bung (huyện Ea Súp) để mất 20ha rừng tại tiểu khu 238; Vườn quốc gia Yok Đôn liên tục để xảy ra phá rừng quý hiếm…

Đứng bên UBND xã Cư M’lan (huyện Ea Súp), nhìn những cánh rừng xơ xác, còn nhiều dấu tích của những gốc cây cổ thụ, già làng Ka Minh (dân tộc Cơ-ho) cứ quặn lên những nghẹn ngào về điều thiêng liêng đã mất đi mãi mãi. Lửa từ điếu thuốc tự quấn bén vào tay lúc nào không hay, ông giật mình, thảng thốt; rừng tàn rồi, sông suối cũng cạn khô, sức khỏe con người không còn được như trước.

Ông Y Man (già làng ở xã Cư Pui, Krông Bông) cũng đau xót: Xưa đi vào rừng là thấy sảng khoái giờ thì bức bối. Những đêm sáng bừng ngọn lửa, những nghệ nhân cồng chiêng gõ nhịp hòa cùng giai điệu bài “Mừng khách đến” với niềm vui giờ cũng im vắng dần vì còn đâu không gian rừng cây nữa mà diễn.

Trong những lúc hoang mang vì sự đảo điên của mưa nắng, đã có thời điểm, hàng trăm người dân miền biên giới Ea Súp cứ khản đặc giọng quê triền miên đêm này qua đêm khác cầu mong mưa gió thuận hòa nhưng sự cuồng nộ vẫn không chịu nhượng bộ, đất đá từ những quả đồi trọc vẫn theo mưa xối vào nhà.

Cận kề Ea Súp, rừng xanh ở huyện Cư M’gar cũng liên tục thành “miếng mồi” ngon cho các đối tượng xâu xé. Cầm bản báo cáo còn nóng hổi trên tay, ông Nguyễn Văn Sỹ, Trưởng Ban Bảo vệ và Phát triển rừng xã Ea Kiết trầm ngâm: Chỉ riêng trong 8 tháng của năm 2018 ở xã đã phát hiện 19 vụ vi phạm lâm luật. Trong đó, xã phối hợp với kiểm lâm, công an bắt giữ và xử lý 16 vụ vi phạm (8 vụ vận chuyển, 5 vụ cất giấu, tàng trữ, 3 vụ chiếm đất rừng).

Những bàn tay“dính chàm”

Sau những trận mưa trắng trời, ngày 22/8 neo vào tâm trạng nhiều cán bộ lâm nghiệp ở Đăk Lăk sự ngỡ ngàng, khi chứng kiến chiếc xe đặc chủng của lực lượng chức năng đến bắt ông Bùi Văn Khang (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Cư M’gar). Theo kết quả điều tra, khi còn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn (giai đoạn 2008 đến 2017), ông Khang đắc lực tiếp tay cho trùm gỗ lậu Phan Hữu Phượng (có biệt danh Phượng “râu”) hoạt động phá rừng, tiêu thụ gỗ gian.

Xếp thứ 2 sau những cây gỗ quý, những khoảng rừng tạp, rừng nhóm IV, nhóm V có mặt đất thổ nhưỡng phì nhiêu cũng thành chiếc “bánh” béo ngậy cho nhiều kẻ xấu và cán bộ biến chất nhăm nhe.

Còn nhớ, đầu năm 2018, Công an huyện Ea Súp đã điều tra ra ông Hồ Sỹ Tuấn (55 tuổi, Công an thường trực xã Cư M’lan) đã bán 10ha đất rừng tại tiểu khu 280 thuộc lâm phần quản lý của xã Cư M’lan cho các đối tượng khác sử dụng để thu lợi bất chính. Cũng tại huyện này, đã phát hiện ra hàng chục vụ mua bán, san nhượng đất rừng trái phép, với diện tích lên đến hàng trăm héc ta. Càng nghiêm trọng hơn khi theo báo cáo của UBND huyện Ea Súp có đến 50% cán bộ, nhân viên trong các cơ quan huyện đang sử dụng, quản lý hơn 2.000ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp, hầu hết đều chưa có giấy tờ hợp pháp.

Rồi, ít ngày trước, buôn làng nhận tin UBND tỉnh Đăk Lăk sẽ chuyển hồ sơ tài liệu về hơn 130m3 gỗ quý không có hồ sơ hợp pháp của ông Trần Ngọc Quang (nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp) dùng để xây “biệt phủ” nguy nga giữa huyện nghèo càng khiến cho nhiều người ngậm ngùi…

Ngoài một số người bị bắt, thì hàng trăm cán bộ quản lý lâm nghiệp ở Đăk Lăk liên tục bị kỷ luật nhưng nhiều hoạt động ngầm vẫn đang tiếp tục diễn ra, ngày càng tinh vi hơn.

Văn bản nhiều… rừng cứ mất

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk vừa ban hành, kiểm kê năm 1999, 2014 và biến động trong các năm 2015-2017, tổng diện tích đất rừng thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông (huyện Krông Bông) bị lấn chiếm, chặt phá rừng là 3.012, 60ha.

Trong cuộc làm việc với chúng tôi, ông Kiều Thanh Hà, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm Đăk Lăk bộc bạch, địa phương cũng đã ban hành rất nhiều văn bản để theo dõi rừng. Bên cạnh đó, còn ra nhiều văn bản để phân cấp mạnh, rất mạnh để nếu mất rừng huyện nào thì chủ tịch huyện đó cũng phải chịu trách nhiệm, xã nào mất rừng thì chủ tịch xã đó cũng phải chịu trách nhiệm… nhưng rừng vẫn bị lén lút tàn phá.

Không riêng gì Đăk Lăk, nhiều vùng đất Tây Nguyên đời sống đang từng ngày bị đảo lộn bởi nạn xâu xé rừng, ước vọng “máu” rừng thôi chảy luôn cháy bỏng.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.