Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở ĐăK Nông

PV - 14:14, 29/05/2019

Để phát huy tài nguyên đất và rừng, thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho nhiều dự án sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng có không ít vấn đề xảy ra xung quanh một số dự án khiến dư luận bất bình.

Rừng thông ở xã Quảng Sơn giao cho Công ty TNHH Nguyên Vũ đã bị đốn hạ để lấy đất. (Ảnh tư liệu) Rừng thông ở xã Quảng Sơn giao cho Công ty TNHH Nguyên Vũ đã bị đốn hạ để lấy đất. (Ảnh tư liệu)

Bài cuối: Hậu quả của sự tùy tiện

Doanh nghiệp cần là cấp

Cuối năm 2014, UBND tỉnh Đăk Nông đồng ý chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (gọi tắt là Công ty Trường Thành) khảo sát địa điểm để lập dự án đầu tư trồng rừng, trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa trên địa bàn 2 xã Đăk Ha và Quảng Sơn (huyện Đăk Glong). Trong Báo cáo số 1549/BC-SNN, ngày 04/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Đăk Nông kiến nghị UBND tỉnh Đăk Nông cho Công ty Trường Thành triển khai dự án trên diện tích 822,4ha tại các khoảnh 5,8-Tiểu khu 1620 và các khoảnh 1,2,3,4,5,6,7,8-Tiểu khu 1630.

Ngày 24/12/2014, Công ty Trường Thành có Tờ trình số 07-TT/NLN.TT gửi UBND tỉnh Đăk Nông để xin thêm diện tích để thực hiện dự án. Theo đó, doanh nghiệp đề nghị tỉnh Đăk Nông giao thêm 300,6ha tại các khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697, các khoảnh 1,2,3,6,7-Tiểu khu 1685; các khoảnh 4,6-Tiểu khu 1686 và một số khu đất liền kề xung quanh. Công ty Trường Thành khẳng định, dù đây là diện tích xin tăng thêm nhưng rất cần thiết đối với dự án.

Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như 300,6ha đất và rừng tại các Tiểu khu 1697, 1685, 1686 là “đất sạch’. Nhưng từ năm 2014 trở về trước, đất và rừng tại các Tiểu khu này đã được cơ quan có thẩm quyền xã Đăk Ha và huyện Đăk G’long giao cho hàng chục hộ gia đình quản lý, bảo vệ và thực hiện các dự án trồng rừng.

Trong đó có một số diện tích tại các khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 và các khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 đã được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha giao cho hai ông Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào ký hợp đồng trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP từ tháng 10/2014; thời hạn hợp đồng là 29 năm (đến năm 2043). Ngoài ra, ông Phạm Xuân Sáng, Đội trưởng Đội An ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long, cũng tham gia góp vốn trồng rừng trong hợp đồng này, nhưng không đứng tên.

Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang) Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang)

Và hậu quả...

Mặc dù đất và rừng tại các khoảnh 1,3-tiểu khu 1697, các khoảnh 1,2,3,6,7-tiểu khu 1685; các khoảnh 4,6-tiểu khu 1686 đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và thực hiện dự án trồng rừng nhưng từ tháng 3/2015, UBND tỉnh Đăk Nông vẫn chủ trương thu hồi để giao cho Công ty Trường Thành; do đó các hộ gia đình đã được giao đất và rừng khiếu nại. Nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền các cấp của tỉnh Đăk Nông với các hộ dân có đất và rừng bị thu hồi đã được tổ chức nhưng không tìm được tiếng nói chung do các hộ dân không đồng tình.

Theo Biên bản đối thoại ngày 08/10/2015, ông Phạm Văn Đức, một trong số các hộ dân có đất và rừng bị thu hồi nêu ý kiến: Ông đã bỏ ra 700 triệu đồng để mua lại đất canh tác, hiện (thời điểm tháng 10/2015-Pv) đã trồng được 3.000 cây muồng đen. Ông không nhất trí giao đất cho Công ty Trường Thành và mong “lãnh đạo xem xét, thương dân như con”.

Dù các hộ dân không đồng tình nhưng việc thu hồi đất ở các Tiểu khu 1697, 1685, 1686 vẫn được triển khai khiến tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Đỉnh điểm, theo Báo cáo số 215/BC-STNMT ngày 15/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông, ngày 23/9/2015, 33 hộ dân thuộc bon Ting Wei Đăng, thôn 8, xã Đăk Ha đã tập trung về Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, khiếu nại việc thu hồi 300,6ha đất và rừng để giao cho Công ty Trường Thành.

Rừng thông cách Quốc lộ 28 chừng 200m, đối diện Trạm kiểm lâm và Đồn Công an Quảng Sơn bị phá tháng 10/2018. (Ảnh tư liệu) Rừng thông cách Quốc lộ 28 chừng 200m, đối diện Trạm kiểm lâm và Đồn Công an Quảng Sơn bị phá tháng 10/2018. (Ảnh tư liệu)

Tình hình khiếu kiện chỉ lắng xuống kể từ tháng 12/2016, khi Công ty Trường Thành ban hành Thông báo số 32/2016/TB-NLN.TT, ngày 04/11/2016 về việc chấm dứt dự án trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao trên diện tích 300,6ha tại xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn. Nguyên nhân chấm dứt dự án, theo thông báo của Công ty Trường Thành là do khó khăn về nguồn lực tài chính và biến cố về hội đồng quản trị.

Việc Công ty Trường Thành xin dừng dự án đã giải quyết được những bức xúc của các hộ dân đã được giao đất và rừng để quản lý, bảo vệ, thực hiện dự án trồng rừng tại Tiểu khu 1697, 1685, 1686. Nhưng cũng có một số gia đình đã phải gánh hệ lụy, theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp.

Đáng chú ý là diện tích đất lâm nghiệp ở khoảnh 1 và 3-tiểu khu 1697, khoảnh 2 và 7-Tiểu khu 1685. Đây là diện tích đất trong tổng diện tích 300,6 ha mà Công ty Trường Thành xin UBND tỉnh Đăk Nông giao thêm. Dù những diện tích này đã giao cho những hộ dân khác để trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về phủ xanh đất trống đồi trọc; nhưng do tỉnh “lỡ hứa” nên phải quyết tâm tìm mọi cách để thu hồi bằng được để giao cho doanh nghiệp (?!).

Như những kỳ báo trước đã phản ánh, từ tháng 10/2014, Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã giao diện tích đất lâm nghiệp ở khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697; khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 cho 2 gia đình ông Trần Minh Tuấn và Hoàng Văn Đào nhận khoán trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thời hạn là 29 năm (từ 2014 đến 2043). Ông Phạm Xuân Sáng, nguyên Đội trưởng Đội An ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long, tham gia góp vốn, nhưng không đứng tên. Ông Sáng là người biết chủ trương và xin dự án giao khoán đất-rừng tại các vị trí này cho Tuấn và Đào.

Nhưng bất ngờ, từ đầu năm 2015 (sau khi Công ty Trường Thành có Tờ trình số 07-TT/NLB.TT, ngày 24/12/2014-Pv), cả Hưng, Đào và Sáng đều vướng vào vụ án liên quan tội “Hủy hoại rừng” tại các vị trí đất đã được ký hợp đồng trồng rừng này. Sau đó, Đào bị tạm giam từ ngày 10/5/2015, Hưng bị tạm giam từ ngày 13/6/2015, Sáng bị tam giam từ ngày 16/3/2017.

Ngày 12/12/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Đăk G’long đã có Bản án số 62/ số 62/2018/HS-ST, tuyên phạt bị cáo Phạm Xuân Sáng, sinh năm 1974, nguyên Đội trưởng Đội an ninh nông thôn-Công an huyện Đăk G’long 7 năm tù về tội “Hủy hoại rừng”. Cùng chịu án còn có Hoàng Văn Đào, sinh năm 1989, dân tộc Tày (4 năm tù) và Vũ Việt Hưng, sinh năm 1982 (3 năm tù). Trong kỳ báo trước đã phản ánh, bản án số 62/2018/HS-ST của TAND huyện Đăk G’long đã xác định có nhiều sai sót, vi phạm về tố tụng nhưng vẫn quyết định tuyên án mà không trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang) Nhiều dự án giao đất-rừng ở Đăk Nông chưa phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Khu công nghiệp BMC ngay sát Quốc lộ 28-xã Đăk Ha, huyện Đăk G’long nhiều năm nay bỏ hoang)

Thay lời kết!

Những bất thường trong vụ án “Hủy hoại rừng” được tuyên trong Bản án số 62/2018/HS-ST của TAND huyện Đăk G’long rất cần được các cơ quan tư pháp, hành pháp của tỉnh Đăk Nông xem xét, làm rõ để tránh tình trạng oan sai. Nhưng qua vụ việc này, tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk G’long cũng cần rà soát, kiểm tra lại công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Ngoài tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra rất nóng bỏng thì việc các doanh nghiệp “núp bóng” dự án để phá, lấn chiếm và mua bán trái phép đất và rừng cũng rất trầm trọng.

Xin nêu một dẫn chứng: Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Đăk Nông vào tháng 9/2018 đã chỉ ra hàng loạt những sai phạm tại một số dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Điển hình như dự án nông, lâm nghiệp của Công ty Long Sơn ở xã Quảng Trực (Tuy Đức) có quy mô đầu tư là 1.079ha, trong đó có 507,7ha rừng được giao khoanh nuôi quản lý, bảo vệ. Đến thời điểm thanh tra, toàn bộ 507,7ha rừng đã bị xóa sổ hoàn toàn.

Hay dự án của Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ tại xã Quảng Sơn (huyện Đăk G’long) được giao 162,88ha rừng thông để quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, thay vì quản lý, bảo vệ chặt chẽ thì đơn vị này lại liên tiếp để xảy ra những vụ việc tranh chấp, lấn chiếm rồi mua bán đất rừng trái phép. Ngày 21/12/2018, UBND tỉnh Đăk Nông đã phải ban hành Quyết định số 2126/QĐ-UBND, thu hồi 162,88ha đất và rừng của Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ. Đây là bài học mà tỉnh Đăk Nông cần lấy làm kinh nghiệm sâu sắc để rừng không còn “chảy máu”.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.