Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững: Nhìn từ các dịch vụ xã hội cơ bản

PV - 14:54, 16/03/2018

Trong điều kiện vừa phải giảm nghèo từ chỉ số thu nhập, vừa bù đắp cho những thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản, lại không được thụ hưởng nhiều chính sách “cho không” như giai đoạn trước, tất yếu việc bảo đảm chỉ tiêu giảm nghèo bình quân mỗi năm 4% theo Quyết định 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ rất khó thực hiện.

Khó chồng khó

Tà Rụt là xã vùng cao, ĐBKK của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Toàn xã có khoảng 1.000 hộ, chủ yếu là đồng bào Pa Kô (thuộc dân tộc Tà Ôi). Tính đến tháng 4/2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn trên 50%.

Ông Tô Vên Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, cho biết, cái khó nhất trong công tác giảm nghèo của xã là bảo đảm thu nhập cho bà con. Địa hình bị chia cắt mạnh nên diện tích đất sản xuất ở Tà Rụt rất manh mún. Thu nhập của bà con chủ yếu dựa vào các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, sắn, dứa,… Sản lượng thấp, lại bị tư thương ép giá nên nguồn thu từ những cây trồng này không ổn định.

Chỉ số về chất lượng nước sinh hoạt ở vùng DTTS và miền núi cũng là vấn đề khó thực hiện. (Trong ảnh: Nước sinh hoạt cạn kiệt, người dân ở huyện miền núi Hướng Hóa phải đào vũng cạnh suối để lấy nước). Chỉ số về chất lượng nước sinh hoạt ở vùng DTTS và miền núi cũng là vấn đề khó thực hiện. (Trong ảnh: Nước sinh hoạt cạn kiệt, người dân ở huyện miền núi Hướng Hóa phải đào vũng cạnh suối để lấy nước).

 

Cùng với cái khó về thu nhập, công tác giảm nghèo ở Tà Rụt còn gian nan hơn bởi sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như chất lượng nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, chất lượng giáo dục, y tế,… Đặc biệt, với chỉ số bảo hiểm y tế (BHYT), Tà Rụt đang gặp vướng mắc.

“Xã cơ bản đã hoàn thành cấp thẻ BHYT cho bà con. Nhưng do sai sót trong quá trình làm hồ sơ nên bây giờ phải làm lại. Không biết đến bao giờ mới xong”, ông Trọng nói.

Theo ông Trọng, sai sót cơ bản trong thẻ BHYT hiện nay là sai tên. “Người Pa Cô, Vân Kiều thường có rất nhiều tên. Lúc thanh niên thì tên này, nhưng khi lấy vợ lấy chồng lại mang tên khác, đến khi có con, có cháu lại gọi tên khác. Hơn nữa, tên gọi rất khó phiên âm nên khi lập danh sách, rất nhiều trường hợp cán bộ ghi sai”, ông Trọng cho biết.

Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo BHYT thì từ ngày 01/6 tới, giá viện phí với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được áp dụng với mức tăng gấp 4 lần so với hiện nay. Như vậy, nếu Tà Rụt không sớm làm lại hồ sơ để cấp thẻ BHYT cho người dân thì bệnh nhân nghèo khi đi khám chữa bệnh sẽ “cõng” thêm 4 lần chi phí.

Ông Lê Văn Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, cho biết, hiện nay thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi của tỉnh mới đạt khoảng 18,2 triệu đồng/người/năm. Đấy là thu nhập bình quân toàn vùng, còn những địa phương đặc biệt khó khăn thì thu nhập rất thấp, lại bấp bênh. Vì vậy, việc thiếu hoặc sai sót trong thẻ BHYT sẽ khiến không ít hộ nghèo khó tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh, ông Quyền cho biết thêm.

Thiếu hụt nhiều chỉ số

Không chỉ ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông của tỉnh Quảng Trị mà ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi ở miền Trung, tình trạng thiếu hụt về BHYT cũng khá phổ biến. Như huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), hiện tỷ lệ phủ sóng thẻ BHYT trên địa bàn mới đạt 86%. Đáng lo hơn, ở đây vẫn có nhiều trường hợp thẻ BHYT phải làm lại do sai tên như ở Tà Rụt.

 Chỉ số chất lượng về nhà ở vùng DTTS và miền núi rất thiếu hụt. Chỉ số chất lượng về nhà ở vùng DTTS và miền núi rất thiếu hụt.

 

Đáng bàn hơn, ngoài chỉ số y tế, các địa phương vùng DTTS và miền núi còn thiếu hụt rất nhiều chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản khác. Điều này khiến cho tỷ lệ hộ nghèo ở những vùng này rất khó giảm theo chỉ tiêu được giao.

Như huyện A Lưới, hiện có nhiều dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo có tỷ lệ thiếu hụt rất cao. Trong đó, chỉ số về chất lượng nhà ở chỉ đạt 55%, diện tích nhà ở đạt 60% (toàn huyện hiện còn khoảng 2.404 căn nhà tranh tre nứa lá); chỉ số về nguồn nước sinh hoạt đạt 64%;…

Theo ông Lê Văn Cường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, A Lưới là huyện có số xã chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế (trên 25%) với 17 xã, trong đó có 6 xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Toàn huyện hiện có 4.337 hộ nghèo (trong đó 4.182 hộ DTTS). Đây là số hộ không chỉ có mức thu nhập thấp mà còn thiếu hụt nhiều chỉ số về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, như: giáo dục, nhà ở, y tế, nước sạch sinh hoạt, nhà vệ sinh,…

Rõ ràng, với mức thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản này, chặng đường giảm nghèo ở huyện A Lưới nói riêng, của các địa phương vùng DTTS và miền núi nói chung sẽ rất gập ghềnh. Nhất là, hiện nay định hướng của Nhà nước trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là sẽ giảm dần các chính sách “cho không”. Điều này đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải tăng cường tự lực để bù đắp những thiếu hụt đó.

Trong điều kiện vừa phải giảm nghèo từ chỉ số thu nhập, vừa bù đắp cho những thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản, lại không được thụ hưởng nhiều chính sách “cho không” như giai đoạn trước, tất yếu việc bảo đảm chỉ tiêu giảm nghèo bình quân mỗi năm 4% theo Quyết định 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ rất khó thực hiện.

Để bù đắp được sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS, thiết nghĩ, các địa phương cần linh hoạt vận động các doanh nghiệp kết nghĩa, hỗ trợ đồng bào thoát nghèo bền vững. Các địa phương cần phân công cụ thể, trách nhiệm của các ban, ngành để người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ thiếu hụt; thực hiện chính sách đặc thù để có chuyển biến rõ nét. Ngoài ngân sách Trung ương, các địa phương cũng cần xây dựng chương trình riêng để hỗ trợ vùng DTTS và miền núi.

SỸ HÀO - HOÀNG QUÝ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ BĐBP, cán bộ cơ sở đang công tác trên tuyến biên giới đất liền tỉnh Thanh Hóa năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Đúng 10h ngày 9/5 theo giờ Moskva (tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội), Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (09/5/1945 - 09/5/2025) tại Quảng trường Đỏ, Thủ đô Moskva.
Mở lớp xóa mù chữ cho phụ nữ Mông khu vực biên giới

Mở lớp xóa mù chữ cho phụ nữ Mông khu vực biên giới

Tin tức - Lê Thạch - 1 giờ trước
Ngày 9/5, Đồn Biên phòng Tri Lễ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) phối hợp Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 1 và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Lý tổ chức Lễ khai giảng lớp xóa mù chữ cho phụ nữ bản Piêng Vai, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Quảng Ngãi: Ngư dân an táng cá voi trôi dạt vào bờ theo nghi lễ truyền thống

Quảng Ngãi: Ngư dân an táng cá voi trôi dạt vào bờ theo nghi lễ truyền thống

Tin tức - Đình Quang - 1 giờ trước
Ngày 8/5, ngư dân thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện một cá voi (ngư dân gọi là “Ông” hay Thần Nam Hải) trôi dạt vào bờ biển địa phương. Con cá ước nặng gần 1 tấn, dài khoảng 3,7 mét. Do cá quá nặng, ngư dân đã phải thuê xe cẩu đưa về lăng vạn Định Tân để làm lễ an táng.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chúc mừng cơ sở Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chúc mừng cơ sở Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 9/5, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng làm Trưởng đoàn, đã thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và một số cơ sở Phật giáo trên địa bàn nhân Lễ Phật đản 2025.
Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Hiện trạng và giải pháp”

Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Hiện trạng và giải pháp”

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trước diễn biến bất thường chuỗi động đất xảy ra ở khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum), để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, ngày 9/5, Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum - Hiện trạng và giải pháp”, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, cùng đại diện chính quyền, sở, ngành chức năng của tỉnh Kon Tum.
Phát triển cà phê bền vững để nâng tầm giá trị

Phát triển cà phê bền vững để nâng tầm giá trị

Kinh tế - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Ngày 9/5, UBND huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, phối hợp một số cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thảo “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện Ea H’leo”, nhằm nhìn nhận thực trạng, cơ hội, thách thức và thảo luận giải pháp nâng tầm giá trị cây cà phê trên địa bàn huyện.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Khoa học - Công nghệ - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 9/5, tại Tp. Đồng Hới, Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.
Đắk Nông: Bộ Công an hỗ trợ 500 căn nhà ở cho người nghèo

Đắk Nông: Bộ Công an hỗ trợ 500 căn nhà ở cho người nghèo

Xã hội - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Hưởng ứng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, Bộ Công an và Công an các địa phương đã huy động các nguồn lực, triển khai mạnh mẽ. Tại tỉnh Đắk Nông, Bộ Công an quyết định hỗ trợ 30 tỷ đồng, để địa phương hỗ trợ xây dựng nhà cho 500 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở.
Khánh thành Trường học hạnh phúc tại xã vùng cao Sơn La

Khánh thành Trường học hạnh phúc tại xã vùng cao Sơn La

Nhịp cầu nhân ái - Cao Thiên - 1 giờ trước
Sau hơn 5 tháng khởi công, xây dựng, ngày 9/5, Trường học hạnh phúc trong Dự án “Hạnh phúc cho em” tại Điểm trường Tiểu học bản Suối Ó, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã được Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng.
Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ BĐBP, cán bộ cơ sở đang công tác trên tuyến biên giới đất liền tỉnh Thanh Hóa năm 2025.
EVNNPC: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện tháng 4/2025 và trong mùa nắng nóng

EVNNPC: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện tháng 4/2025 và trong mùa nắng nóng

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Tháng 4/2025, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.