Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả thế giới bất ngờ với chủng Delta

PV - 15:05, 21/10/2021

Về công tác phòng chống dịch Covid-19 là vấn đề quan tâm nhất của cử tri, của đại biểu Quốc hội và toàn dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết “cả thế giới bất ngờ với chủng Delta, không chỉ chúng ta”. Do đó, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để kiểm soát dịch hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Bắc

Tiếp tục nghiên cứu để kiểm soát dịch hiệu quả hơn

Phát biểu tại thảo luận Tổ sáng 21/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các phát biểu rất sôi nổi, trách nhiệm, tâm huyết, thể hiện tinh thần xây dựng của các đại biểu Quốc hội; khẳng định các ý kiến rất hay, sâu, phân tích kỹ, sát tình hình, thể hiện mong muốn mọi khó khăn qua đi, thuận lợi sẽ đến nhiều hơn.

Thủ tướng cũng ghi nhận, trân trọng những chia sẻ của các đại biểu Quốc hội với Chính phủ, các bộ, ngành trong điều kiện khó khăn hiện nay, thể hiện sự đồng hành của Quốc hội chủ động, tích cực phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành.

Khẳng định công tác phòng, chống dịch đang là vấn đề quan tâm nhất của cử tri, của đại biểu Quốc hội và toàn dân, Thủ tướng cho biết cả thế giới bất ngờ với chủng Delta, không chỉ chúng ta.

“Chủng này khác với chủng cũ (chủng gốc), thêm vào đó là các chủng mới nữa. Tối qua, tôi có trao đổi với các đồng chí của tỉnh An Giang, vừa qua xuất hiện ổ dịch ở bệnh viện rất nhanh, nhanh hơn các đồng chí tưởng tượng. Sáng nay, tôi vừa chỉ đạo Bộ Y tế cho người xuống ngay để nghiên cứu. Diễn biến rất nhanh”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, đối với riêng chủng Delta, hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa đầy đủ, Việt Nam cũng đang nghiên cứu. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 này chủ yếu là chủng Delta lây nhiễm từ Ấn Độ có một số đặc điểm nhận biết.

Thứ nhất, chủng Delta có đặc thù là nồng độ virus cao, dẫn đến lây lan nhanh. Thứ hai, chu kỳ lây nhiễm của chủng Delta nhanh hơn nhiều so với các chu kỳ lây nhiễm của các chủng cũ, chỉ mất 8 tiếng đồng hồ so với 3-4 ngày như trước đây.

Thứ ba, người nhiễm chủng Delta thường không có biểu hiện, trên dưới 80% không có biểu hiện nên phát hiện lâm sàng rất khó. Do đó, khi không phát hiện sớm thì không cách ly sớm, điều trị sớm được.

Thứ tư, người nhiễm chủng Delta có thời gian đào thải mầm bệnh chậm hơn so với các chủng trước. “Các đồng chí thấy, trước đây tại sao cách ly 14 ngày, vì sau 13 ngày là đào thải. Nhưng lần này phải đến 18-19 ngày mới đào thải, nên cách ly 21 ngày”, Thủ tướng nói.

Thứ năm, theo nghiên cứu thì chủng Delta bám vào niêm mạc chắc hơn so với các chủng cũ.

Thứ sáu, chủng Delta lây lan trong không khí.

Theo Thủ tướng, những đặc điểm khác biệt so với các chủng virus của chủng Delta khiến cho chúng ta bất ngờ, không kịp phản ứng với những diễn biến mới. Không chỉ chúng ta bất ngờ với chủng này, các nước khác cũng thế, thí dụ như qua Israel, chủng này còn biến sang chủng Delta Plus.

“Bất ngờ dẫn đến lúng túng, vì có nhiều cái mới, không thể nghiên cứu xong trong ngày một ngày hai. Cho đến bây giờ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về chủng Delta này”, Thủ tướng thừa nhận.

Dẫn thí dụ như vụ mầm bệnh ở Hà Nam, Thủ tướng cho biết mầm bệnh sau khi về đã cách ly rồi, làm xét nghiệm rồi nhưng sau 14 ngày hoàn thành cách ly thì bắt đầu mới lây lan.

 Quang cảnh phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Nguyên
Quang cảnh phiên thảo luận tổ, ngày 21/10. Ảnh: Linh Nguyên

Phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực

Về chính sách chống dịch của Việt Nam, Thủ tướng cho biết qua kinh nghiệm tổng kết ra 3 trụ cột chính: thứ nhất là giãn cách, cách ly; thứ hai là xét nghiệm; thứ ba là điều trị.

“Tinh thần là phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực. Qua quá trình phòng, chống dịch chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm cũng không phải đơn giản vì có những cái diễn ra rất nhanh. Giãn cách, cách ly ở phạm vi đối tượng phải nhanh nhất, chặt nhất, hẹp nhất có thể, để nguồn lây không lây lan rộng”, Thủ tướng nói.

Về trụ cột thứ hai, Thủ tướng cho biết xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh, nhưng phải khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.

“Vì sao phải xét nghiệm? Vì biến chủng này nhìn không thấy, nghe không được, sờ không được. Xét nghiệm nhanh để phân loại nhanh, để đưa ra điều trị, chăm sóc hợp lý, hiệu quả”, Thủ tướng lý giải.

Đối với trụ cột thứ ba, Thủ tướng cho biết trong điều trị phải tích cực, từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở. Người bệnh được tiếp cận nhanh với các biện pháp y tế thì mới không chuyển nặng, giảm tử vong.

“Chúng ta kiên định với ba trụ cột này. Từ ba trụ cột chúng ta đưa ra công thức phải có vaccine. Vaccine là vừa phòng vừa chống, kết hợp với điều trị tích cực, kịp thời, hiệu quả, phù hợp. Quản lý trên diện rộng, dân số lớn thì phải có công nghệ để quản lý”, Thủ tướng khẳng định.

Ngoài ra, Thủ tướng cho rằng cần phải đề cao ý thức của nhân dân trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. “Chúng ta dẫn dần sẽ hoàn chỉnh được mặt lý luận này, vừa qua chúng ta làm theo cách này chúng ta mới đang từng bước đẩy lùi, kiểm soát tình hình là như vậy”, Thủ tướng cho biết.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, đối với biến chủng Delta thì không thể ngay lập tức có kinh nghiệm. “Chúng ta phải dồn lực lượng vào, muốn thần tốc thì phải dồn lực lượng. Thí dụ TP Hà Nội chúng ta thần tốc dồn lực lượng trong vòng 1 tuần vừa xét nghiệm, vừa tiêm chủng chúng ta mới kiểm soát được, sau đó nới lỏng giãn cách”, Thủ tướng dẫn chứng cho biết.

Về lý luận và phương châm chống dịch của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128, Bộ Y tế cũng có hướng dẫn về mặt chuyên môn (số 4800). Đồng thời, về thực tiễn chống dịch thì đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh gia rất cao Việt Nam có cách tiếp cận toàn dân: lấy xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ. Người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm trong phòng, chống dịch.

“Trong hệ thống chính trị của chúng ta, cấp cơ sở là cấp gần dân, hiểu dân nhất”, Thủ tướng khẳng định.

Ngoài các trụ cột, phương châm chống dịch nêu trên, Thủ tướng cho biết còn có các biện pháp chúng ta phải làm, thí dụ như dồn lực lượng làm thật nhanh, cuốn chiếu: “Trong một địa phương, nếu một tổ dân phố bị thì cả xã phải làm, một xã bị thì cả huyện phải làm…”

Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, Việt Nam cũng có một số mặt khó khăn như nguồn lực có hạn, năng lực hệ thống y tế hạn hẹp cả nhân lực cả nguồn lực, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin tức - Việt Hải - Thùy Trang - Mai Hương - 2 giờ trước
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.
Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Nguồn vốn chính sách giúp người dân vùng khó vươn lên

Chính sách Dân tộc - Thanh Phong - 5 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Sau một thời gian triển khai, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo động lực thoát nghèo bền vững.
Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Đồi cát Nam Cương: “Tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á

Du lịch - Thái Sơn Ngọc- Núi Xanh - 5 giờ trước
Đồi cát Nam Cương, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được giới chuyên môn du lịch ghi nhận là một trong những “tiểu sa mạc” độc đáo nhất Đông Nam Á. Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 8 km về hướng Nam, đồi cát Nam Cương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng cát bay ven biển Nam Trung Bộ.
Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Khung cảnh thần tiên giữa núi rừng Tà Má

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 5 giờ trước
Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến "hot" không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Kinh tế - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.
Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hòa Bình: Dồn toàn lực hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Văn Hoa - 5 giờ trước
Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.
Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Trao 200 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó ở Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Hợp tác nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 5 giờ trước
Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2028.
Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Kon Tum: Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

Tin tức - Nguyễn Quang Vinh - 5 giờ trước
Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.
Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi - Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.