Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thông tin tiếp bài “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”: Chính quyền “đá bóng” trách nhiệm?

PV - 10:02, 09/05/2018

Báo Dân tộc và Phát triển số 1408, ra ngày 27/4 có bài viết: “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”.

Nội dung phản ánh sự việc 28 hộ đồng bào dân tộc Thái ở bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã rời bản làng cũ sang khu tái định cư nhường đất cho nhà máy xi măng Công Thanh. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”. Sau khi báo đăng tải, chúng tôi tiếp tục nhận được phản hồi từ cơ sở.

Mỏi mòn chờ sổ đỏ!

Theo phản ánh của các hộ dân, năm 2006, khi nhường đất cho Nhà máy xi măng Công Thanh, họ được nhận tiền đền bù đất nông nghiệp; còn đất ở thì được đền bù theo hình thức đất đổi đất. Đất cũ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); khi đổi lấy đất mới (đất tái định cư), dù đã bị nộp thêm tiền mua đất nhưng đến nay, đất mới vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Người dân bản Tam Sơn chưa được cấp sổ đỏ. Người dân bản Tam Sơn chưa được cấp sổ đỏ.

Như hộ ông Lô Văn Bảy, Trưởng thôn Tam Sơn, khi ở đất cũ ông được quyền sử dụng 2.000m2 (bao gồm đất ở và đất nông nghiệp). Nhường đất, gia đình ông được đền bù hơn 100 triệu đồng. Khi chuyển sang nơi ở mới, gia đình ông được cấp 400m2 đất ở.

“Khi nhận tiền đền bù, UBND huyện Tĩnh Gia đã trừ mỗi hộ 22,4 triệu đồng, họ bảo tiền đó là để mua lại suất tái định cư 400m2 chúng tôi đang ở hiện nay. Dù đã bỏ tiền nhưng sau 2 năm chuyển về nơi ở mới, chúng tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ”.

Việc huyện Tĩnh Gia trích lại tiền của các hộ dân di dời cũng được ông Lương Văn Niên, thôn Tam Sơn và các hộ dân khác xác nhận: “Khi nhận tiền đền bù để di dời, xã và huyện trừ ngang luôn 22,4 triệu đồng. Mặc dù khi nộp tiền không có biên lai thu nhận, nhưng chúng tôi cứ đinh ninh, Nhà nước đã thu tiền thì sẽ cấp sổ đỏ cho dân”, ông Niên bày tỏ.

Tìm hiểu vụ việc, phóng viên được biết, ngày 21/8/2006, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 2282/QĐ-UBND, thu hồi 21.427m2 đất tại xã Tân Trường để giao cho UBND huyện Tĩnh Gia quản lý xây dựng hạ tầng, bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di chuyển để xây dựng Nhà máy xi măng Công Thanh. Quyết định này cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND huyện Tĩnh Gia là thực hiện đầu tư xây dựng khu tái định cư theo quy hoạch và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều này cũng có nghĩa, việc thu hồi đất cũ và bố trí tái định cư cho 28 hộ dân là trách nhiệm của UBND huyện Tĩnh Gia, phối hợp với chủ đầu tư là Nhà máy xi măng Công Thanh và chính quyền địa phương là UBND xã Tân Trường. Theo lẽ thường, chủ đầu tư bỏ tiền đền bù giải phóng mặt bằng; chính quyền sở tại hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý để giao đất, cấp quyền sử dụng đất cho các hộ dân tái định cư.

“Đá bóng” trách nhiệm?

Vậy nhưng, trong buổi làm việc với ông Khương Văn Dũng, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường, phụ trách Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất (thuộc UBND huyện Tĩnh Gia), chúng tôi nhận được những thông tin khá bất ngờ. Tại buổi tiếp xúc, ông Dũng cho biết: “Theo hồ sơ kiểm tra lưu trữ tại đây thì không có hồ sơ gì liên quan đến việc bồi thường thu hồi đất” (!?).

Trong khi đó, tại buổi làm việc với UBND xã Tân Trường, ông Nguyễn Ngọc Bê, Chủ tịch UBND xã Tân Trường lại khẳng định: “Bà con nhường đất lại, ra khu tái định cư để ở. Vị trí khu tái định cư này là đất đổi đất chứ không phải là bà con lấy tiền”.

Trong khi đó, chia sẻ với phóng viên bên lề một cuộc họp, ông Hồ Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, nguyên Trưởng ban Kiểm kê-GPMB dự án Nhà máy xi măng Công Thanh, khẳng định, khu tái định cư do Nhà máy xi măng Công Thanh bỏ tiền ra mua (!). “Tái định cư phải có ngân sách nhà nước làm. Nhưng ngân sách nhà nước không làm được cho nhà máy nên nhà máy phải bỏ tiền ra làm tái định cư bên đây”, ông Tùng cho biết.

Những thông tin của đại diện chính quyền địa phương xã Tân trường và huyện Tĩnh Gia hoàn toàn phù hợp với chia sẻ của ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công Thanh. Trao đổi qua điện thoại, ông Lý cho biết: “Đã trả hết tiền cho tỉnh và địa phương từ hồi đó đến giờ, còn tỉnh và địa phương muốn làm gì đó là việc của tỉnh và địa phương. Cả tiền giải phóng mặt bằng, cả tiền tái định cư, tất cả tôi làm hết rồi”.

Từ những thông tin trên, có thể thấy, nhà đầu tư đã chi trả chi phí giải phóng mặt bằng cũng như các chi phí khác cho chính quyền địa phương và người dân di dời tái định cư để thực hiện dự án Nhà máy xi măng Công Thanh. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, như phản ánh của các hộ dân, khi nhận tiền đền bù thì họ bị trừ 22,4 triệu đồng/hộ, với lý do là nộp tiền mua 400m2 đất tái định cư.

Vậy, số tiền này hiện đi đâu? Vì sao chính quyền sở tại vừa nhận kinh phí chi trả giải phóng mặt bằng của doanh nghiệp, lại trừ tiền của các hộ dân di dời? Và nữa, nếu số tiền 22,4 triệu đồng/hộ này, nếu được nộp vào ngân sách thì đó là cơ sở để chính quyền địa phương phải cấp sổ đỏ cho các hộ dân? Vậy vì sao đến nay, sau 12 năm, các hộ dân vẫn chưa được cấp?

Những câu hỏi này rất cần UBND huyện Tĩnh Gia, UBND tỉnh Thanh Hóa sớm có câu trả lời cho công luận. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin đến bạn đọc.

THU THẢO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 2 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.
Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Công tác Dân tộc - Phương Nghi - 2 giờ trước
Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh An Giang có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 33,3%). Sau bốn năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phum sóc đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống của người dân đổi thay mạnh mẽ.
Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 2 giờ trước
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu TNXP, cựu dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu TNXP, cựu dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Thời sự - BDT - 3 giờ trước
Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Kinh tế - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tại Quảng Ngãi, giá ớt hiện dao động từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 9/4, Đảng ủy UBND tỉnh Bình Dương khai giảng khóa II Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 250 học viên tham gia,