Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 444.374 ca mắc và 6.818 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 44.418.144 ca nhiễm COVID-19, trong đó 718.635 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (102.568 ca), Anh (35.577 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (28.873 ca); Nga (24.522 ca); Ấn Độ (23.887 ca);… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.514 ca); Nga (887 ca); Mexico (533 ca); Brazil (455 ca)…
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 59.150.582 ca mắc COVID-19, trong đó 1.225.775 ca tử vong. Hết ngày 1/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 138.948 ca nhiễm mới và 1.870 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 365.577 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.841.625 ca nhiễm và 136.789 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 24.522 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 887 ca. Các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức… lần lượt xếp sau Anh và Nga về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 76.000. 513 ca nhiễm và 1.124.397 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 147.097 ca mắc và 1.872 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 72.469.927 ca được điều trị khỏi; 186.616 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 32.820 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 2/10, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 23.887 ca mắc mới và 233 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 33.789.375 ca và 448.605 ca. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Ấn Độ đã kêu gọi chính quyền các bang cần tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine với trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho các nhóm tuổi đủ điều kiện và ưu tiên tiêm mũi thứ 2 cho những người đủ điều kiện. Xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tại châu lục bao gồm, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines, Malaysia...
Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 53.387.517 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.083.495 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, Mexico ghi nhận 533 ca tử vong, trong đó 8.828 ca mắc mới COVID-19.
Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37,836,837 ca, trong đó 1.155.843c a tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.445.651 ca nhiễm, trong đó 597.255 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.398.124 ca nhiễm, trong đó 212.047 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.904.307 ca nhiễm COVID-19, trong đó 87.705 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...
Châu Đại dương ghi nhận có 231.092 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.951 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 4 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (2.005 ca); Fiji (107 ca); Papua New Guinea (234 ca) và New Zealand (18 ca).
Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 12 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 263.545 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 50.542 ca mắc COVID-19 và 739 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 1/10, hiệp hội ASEAN có tới 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei, Myanmar, Lào và Việt Nam. Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 1/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới và tử vong cao nhất Đông Nam Á, trong đó 15.566 ca mắc mới và 199 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.565.487 ca, trong đó 38.493 ca tử vong.
Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. Ngày 1/10, quốc gia này ghi nhận thêm 11.754 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 123 người, tăng nhẹ so với mức của mấy ngày trước đó.
Trong khi đó, Indonesia vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực khi ghi nhận đã có 142.026 ca tử vong tính đến thời điểm hiện tại. Tại Malaysia, tình hình dịch bệnh cũng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ 3 của khu vực sau Indonesia và Philippines khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới theo ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận đã có 2.257.584 ca nhiễm COVID-19, trong đó 26.456 ca tử vong.
Lào ghi nhận 464 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Trong số các ca mắc mới có tới 437 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn vẫn đứng đầu cả nước về số ca cộng đồng với 220 trường hợp. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào hiện là 24.310 ca, trong đó có 20 người tử vong. Nước này đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày 1/10, đồng thời nỗ lực đưa đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới phù hợp với bối cảnh thực tế. Đây là lần thứ 11 nước này gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.
Liên quan đến tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trong tổng số 54 quốc gia ở châu Phi, mới chỉ có 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: "Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay". Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6. Trong tuần từ ngày 19-26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống hơn 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Cho đến nay, cơ chế COVAX đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia./.