Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Mưa lớn khiến nhiều điểm sạt lở, chia cắt

Quỳnh Trâm - 17:29, 27/09/2023

Do mưa lớn trên diện rộng trong nhiều ngày qua, lũ trên các sông ở Thanh Hóa đang dâng cao, xuất hiện các điểm sạt lở, một số địa phương bị chia cắt cục bộ. Cơ quan chức năng đã có Công điện khẩn chỉ đạo triển khai các phương án sơ tán dân sinh sống sinh sống ở vùng bãi sông, tuần tra canh gác đê và hộ đê...

Sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến cây cối hoa màu của một số hộ dân sinh sống hai bên bờ sông
Sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến cây cối hoa màu của một số hộ dân sinh sống hai bên bờ sông

Tại huyện miền núi Thạch Thành, đợt mưa lớn đã làm 4 hồ đập nhỏ trên địa bàn huyện có mực nước vượt ngưỡng tràn, mức tràn từ 20 - 50cm. Tình hình sạt lở bờ sông Bưởi ngày một nghiêm trọng. Có 5 vị trí dọc tuyến sông gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất, cây cối hoa màu của một số hộ dân sinh sống hai bên bờ sông và tuyến đê bao Thạch Định và đê tả sông Bưởi.

Sạt lở nghiêm trọng dọc sông Bưởi ở huyện miền núi Thạch Thành
Sạt lở nghiêm trọng dọc sông Bưởi ở huyện miền núi Thạch Thành

Trong đó, xã Thạch Định xảy ra 4 vị trí sạt lở tại vị trí K2+430 - K2+460 đê bao Thạch Định thuộc thôn Thạch An, xã Thạch Định. Chiều dài điểm sạt lở khoảng 35m, chiều sâu cung sạt từ 3 - 7m, đã gây ảnh hưởng trực tiếp là 2 hộ dân. Hiện nay, khu vực đang có diễn biến tiếp tục sạt lở với chiều dài khoảng 290m, nguy cơ làm ảnh hưởng đến 11 hộ, 39 nhân khẩu.

Một trong những điểm sạt lở nghiêm trọng tại Thạch Thành
Một trong những điểm sạt lở nghiêm trọng tại Thạch Thành

Vị trí thứ 2: Tại vị trí K5+300 - K5+470 đê bao Thạch Định thuộc thôn Định Hưng, xã Thạch Định. Chiều dài điểm sạt lở khoảng 55m, chiều sâu cung sạt từ 3-7m, đã gây ảnh hưởng trực tiếp là 03 hộ dân. Hiện nay, khu vực đang có diễn biến tiếp tục sạt lở với chiều dài khoảng 120m, nguy cơ làm ảnh hưởng đến 8 hộ, 29 nhân khẩu.

Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo cho người dân
Chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo cho người dân

Vị trí thứ 3: Tại thôn Tiến Thành xã Thạch Định, tiếp giáp với tuyến kè đã được đầu tư xây dựng năm 2018, chiều dài điểm sạt lở khoảng 30m, chiều sâu cung sạt từ 3 - 7m, hiện nay đang có diễn biến tiếp tục sạt lở với chiều dài khoảng 60m. Khu vực sạt lở không có nhà dân sinh sống nhưng ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của Nhân dân và nguy cơ ảnh hưởng đến đê bao Thạch Định.

Vị trí thứ tư: Tại thôn Thạch An, xã Thạch Định. Chiều dài sạt lở khoảng 10m, chiều sâu cung sạt khoảng 5m, ảnh hưởng đến nhà ở của 1 hộ. Tuy nhiên, hiện tại hộ dân này đã làm nhà ở mới tại thôn Thạch Toàn nên không còn cư trú tại ngôi nhà này.

Một số địa phương bị chia cắt do nước dâng cao
Một số địa phương bị chia cắt do nước dâng cao

Tại vị trí tại K5+500 tuyến đê tả sông Bưởi thuộc thôn Hợp Tiến, xã Thành Hưng sạt lở lớn. Chiều dài điểm sạt lở khoảng 30m, chiều sâu cung sạt từ 10m, cách chân đê tả sông Bưởi khoảng 90m và không có hộ dân sinh sống.

Mưa lớn khiến nhiều ngôi nhà của người dân bị ngập sâu trong nước
Mưa lớn khiến nhiều ngôi nhà của người dân bị ngập sâu trong nước

Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành đã chỉ đạo khẩn các địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và các khu vực đã bị sạt lở, cắm biển cảnh báo khu vực đang có diễn biến sạt lở và cử người túc trực thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, không cho phép người dân qua lại khu vực đang xảy ra sự cố, sẵn sàng phương án sơ tán các hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông hoặc có nguy cơ sạt lở đến vị trí an toàn.

Mưa lớn nước dâng cao tại huyện Thường Xuân
Mưa lớn nước dâng cao tại huyện Thường Xuân

Tại xã Luận Khê (huyện Thường Xuân) đập tràn Cửa Dụ đã bị ngập sâu, tuyến đường vào thôn Chiềng hiện đang bị chia cắt do nước dâng cao. Chính quyền địa phương đã phát đi cảnh báo để người dân không đi lại qua khu vực này.

Tại huyện miền núi Lang Chánh, do mưa lớn kéo dài những điểm thường xuyên bị ngập lụt trên địa tràn huyện như tràn Suối Mòng xã Tân Phúc, tràn suối Lưỡi khu phố Chí Linh, thị trấn Lang Chánh... mực nước đang dâng cao, ảnh hưởng đến giao thông.

‎Hiện mực nước qua tràn Suối Mòng đã vượt qua tràn chừng 40 cm, tại điểm tràn suối Lưỡi khu phố Chí Linh chính quyền địa phương đang cắt cử lực lượng túc trực 24/24 để cấm các loại phương tiện và người dân qua lại.

Mưa lớn khiến một số nơi bị sạt lở
Mưa lớn khiến một số nơi bị sạt lở

Riêng khu phố Chiềng Trải thị trấn Lang Chánh có gần 40 hộ với 135 nhân khẩu trong diện nguy cơ bị ngập lụt khi nước trên sông Âm lên cao, huyện cũng đã xây dựng phương án, động viên người dân bình tĩnh và chủ động mọi hành trang với phương châm nhanh chóng, khẩn trương, sẵn sàng di dời tài sản khi có tình huống xảy ra...

Theo thống kê ban đầu, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khiến 1 người mất tích, gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương, tắc đường tại 15 vị trí đường tràn, và các tuyến đường tại các huyện Thường Xuân, Thạch Thành, Lang Chánh...

đặc biệt, trên các tuyến đường 217, 15A qua địa bàn như, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao do đồi đã ngấm no nước. Cơ quan chức năng yêu cầu người dân hạn chế đi lại qua các tuyến đường này để tránh tai nạn đáng tiếc.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình mưa lụt trên địa bàn (Ảnh Quốc Hương )
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình mưa lụt trên địa bàn (Ảnh Quốc Hương )

Theo dự báo trên địa bàn tỉnh Thành Hóa còn mưa lớn kéo dài nên chính quyền địa phương và Nhân dân cần chủ động nắm thông tin, tình hình để di chuyển người và tài sản.

Hiện lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình mưa lũ để có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa cho Nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động ý nghĩa cho Nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất, sáng 6/12, tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), thừa ủy quyền của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hai bên biên giới tổ chức trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" cho các em học sinh và trao tặng bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Attapư (Lào).
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.