Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháng 7 tri ân, đồng vọng!

Thanh Hải - 20:01, 20/07/2021

Lớp cha trước, lớp con sau; những cuộc chia tay lên đường cứu nước có ai ngờ là cuộc chia ly mãi mãi. Họ ra đi giữa mùa Xuân của đất trời, giữa mùa Xuân của cuộc đời để rồi tên mình “khắc vào đá núi”, hóa thành hồn thiêng sông núi...

Thả hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ trên dòng Thạch Hãn - Quảng Trị
Thả hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ trên dòng Thạch Hãn - Quảng Trị

Tôi đã từng có dịp đi qua nhiều vùng trên dải đất  miền Trung. Miền Trung quê tôi xưa là chiến trường, đầy những hố bom, hầm hào, địa đạo… Những cựu binh đã từng hành quân trên dãy Trường Sơn, ăn ngủ dưới những cánh rừng già nơi ấy hẳn không bao giờ quên cảnh sắc bâng khuâng đến nao lòng. 

Dọc Trường Sơn, những khe suối vẫn chập chờn bướm trắng, nắng vẫn vàng rực rỡ, chói chang như nhuộm thắm “màu hoa đỏ” một chiều biên giới. Và nơi ấy còn biết bao liệt sĩ chưa được tìm thấy, đã nhập vào hồn cây, ngọn núi, hóa thân thành mây trắng cuối trời? 

Rồi khi xuôi về đồng bằng, từ dòng Gianh đi qua cầu Hiền Lương vào Bến Hải, thành cổ Quảng Trị… lòng người lại se sắt, ngậm ngùi khi hai bên đường chi chít những ngôi mộ tập thể, chi chít những nấm mồ trắng trong hàng trăm nghĩa trang lớn nhỏ, vang vọng một nỗi niềm day dứt: “Có người lính, mùa Xuân ấy ra đi từ đó không về”...

Trong triệu triệu người lính đã ngã xuống, có tuổi đôi mươi trẻ trung phơi phới, gửi lại nơi chiến trường bao ước mộng dở dang. Có dòng nhật ký với nét chữ vội vàng cùng thổn thức một tình yêu tuổi trẻ. Có những dự định mãi không thể hoàn thành, dẫu chỉ giản đơn: Hết chiến tranh con về với mẹ… 

Cá nhân tôi cũng luôn tự hỏi lòng mình, đã có bao nhiêu người lính đã nằm xuống nhưng chẳng để lại một tấm hình, một phong thư mà chỉ để lại những khoảng trống mãi không thể lấp đầy trong lòng người ở lại. Họ ra đi giữa mùa Xuân của đất trời, giữa mùa Xuân của cuộc đời để rồi tên mình “khắc vào đá núi”; để những người mẹ, người vợ suốt một đời ngóng trông, chờ đợi? Tất cả bấy nhiêu đã dệt nên một khúc tráng ca về ý chí, lòng quả cảm, về vẻ đẹp bất tử của những người lính thời đại Hồ Chí Minh.

Đời người, xin hãy một lần đặt chân đến các nghĩa trang liệt sĩ, để cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh! Hơn một triệu liệt sĩ đã ngã xuống trong hai cuộc chiến vệ quốc - một nỗi đau quá lớn, một con số quá khủng khiếp. Nhưng bao người thân đã đau nỗi đau dai dẳng, âm thầm suốt hàng chục năm qua, thì đó là nỗi đau lớn hơn gấp bội phần. Hơn 200 ngàn liệt sĩ chưa được tìm thấy sau hàng chục năm đất nước im tiếng súng nhưng chưa ai dám khẳng định, đâu là cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cuối cùng…

Không bút nào kể xiết, chẳng thể nói đủ thành lời về những mất mát, đau thương. Mỗi nấm mồ, mỗi số phận, mỗi cuộc đời nhưng đã vì độc lập, tự do, vì toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mà dâng hiến tuổi xuân xanh. 

Trong hàng triệu gia đình liệt sĩ trên đất nước Việt Nam, có những tấm gương đã trở thành biểu tượng của đức hy sinh. Bao lần tiễn con ra trận là bấy nhiêu lần mẹ “khóc thầm lặng lẽ”. Chiến tranh đã cướp đi của mẹ Nguyễn Thị Thứ (Quảng Nam) 12 người thân yêu nhất. Giữa hòa bình, mẹ ngồi đó như hóa đá, bên cạnh mâm cơm đợi chờ người thân trong vô vọng, trong bao nỗi niềm, trong nỗi đau đớn đến vô cùng…

Hiếm có đất nước nào mà mỗi tấc đất, thước biển đều thấm đẫm máu xương của các anh hùng liệt sĩ; của thương, bệnh binh, của lực lượng thanh niên xung phong, của quân, dân ta. Và cũng hiếm có đất nước nào, mà mỗi miền quê, mỗi xã phường, mỗi làng mạc, khu phố đều có nghĩa trang liệt sĩ. 

Đi qua hai cuộc chiến tranh, cả nước có gần 800 ngàn thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; hơn 300 ngàn người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam; gần 111 ngàn người hoạt động cách mạng, người tham gia kháng chiến bị địch bắt giam, tù đày. 

Đấy là chưa kể đến hơn 4 triệu dân thường đã bị chết, bị thương tật suốt đời do bom đạn, do kẻ thù giết hại… Cái giá của hòa bình lớn đến nhường nào.

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là nơi yên nghỉ của hàng ngàn Anh hùng liệt sĩ
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là nơi yên nghỉ của hàng ngàn Anh hùng liệt sĩ

Và những mất mát, hi sinh ấy chẳng thể là vô nghĩa. Mỗi tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn đời gìn giữ vẫn vẹn nguyên cho mãi đến hôm nay. Dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường qua bao giông bão mà hiên ngang, sánh vai cùng bốn bể, năm châu.

Biết ơn những người lính, đã có gần 10 ngàn công trình tri ân, ghi công liệt sĩ được dựng lên trên khắp cả nước. Nhưng làm sao nói hết nỗi niềm của hậu thế, của những người còn sống hôm nay, với lớp lớp cha anh đã không tiếc máu xương và tuổi xuân cho nền độc lập? Tự bao giờ, tháng Bảy, có một ngày rất đỗi thiêng liêng dành riêng cho các anh hùng liệt sĩ; dành riêng cho các thương, bệnh binh đã dâng hiến một phần máu thịt của mình cho non sông, đất nước...

Tháng Bảy về, có ngàn vạn ngọn nến tri ân hòa cùng khói hương thiêng liêng ở khắp các nghĩa trang. Những dòng sông cũng trở nên lung linh bởi triệu đóa hoa đăng xuôi dòng tưởng nhớ những linh hồn bất diệt. Ngày 27/7 đã trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, không thể quên. Sự tri ân của hậu thế dẫu lớn đến nhường nào, thì vẫn mãi mãi chưa thể xứng với lớp lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do. 

Tri ân, tưởng nhớ không chỉ là những việc làm cụ thể bằng chế độ chính sách, bằng những ngôi nhà tình nghĩa, bằng những gói quà, những lời nói động viên... Có một sự tri ân, tưởng nhớ, biết ơn cần phải được lưu tâm hơn, chú ý hơn; ấy là hậu thế hôm nay phải sống sao để xứng đáng với sự hi sinh cao cả của những người đã ngã xuống cho sự trường tồn của dân tộc.

Tôi chợt nhận ra rằng, nghĩa trang đâu phải là nơi chết chóc? Mà chính những cái chết hóa thành bất tử của lớp lớp ông cha đang yên nghỉ, đã phục sinh cho cõi sống. Tôi cũng nhận ra rằng, đó chính là nơi làm mình thêm thiết tha yêu, thêm ắp đầy trong huyết quản niềm tự hào dân tộc, niềm tự tôn đất nước, giống nòi...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn kết -Sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS: Ngăn chặn âm mưu của kẻ xấu, giữ bình yên buôn làng (Bài 2)

Đoàn kết -Sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS: Ngăn chặn âm mưu của kẻ xấu, giữ bình yên buôn làng (Bài 2)

Những ngày này, trên khắp các buôn làng ở Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc đang vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm nay, tỉnh chọn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, là điểm tổ chức Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Trong không khí vui tươi tràn ngập nơi buôn làng, nhiều người dân phấn khởi bày tỏ niềm cảm kích, tin tưởng cán bộ, sẽ luôn chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, một lòng theo Đảng, đồng hành cùng chính quyền, lực lượng chức năng đẩy lùi âm mưu gây mất an ninh trật tự, luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, xây dựng buôn làng bình yên.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 5 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 10 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 14 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 14 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.