Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tri ân những liệt sỹ anh hùng trong trận chiến Gạc Ma 33 năm trước

PV - 08:52, 13/03/2021

33 năm đã trôi qua, trong tâm trí của mỗi người con đất Việt, hình ảnh của những liệt sỹ trong sự kiện bảo vệ các đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ngày 14/3/1988 vẫn mãi được khắc ghi.

Quân dân thị trấn Trường Sa tại Lễ tri ân các Anh hùng liệt sỹ hy sinh tại vùng biển Gạc Ma.
Quân dân thị trấn Trường Sa tại Lễ tri ân các Anh hùng liệt sỹ hy sinh tại vùng biển Gạc Ma.

Kể từ khi những người con đất Việt nằm lại ở biển khơi trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988, người thân, đồng đội vẫn luôn khắc khoải nhớ các anh, những người lính đã dâng hiến máu xương cho Tổ quốc trong sự kiện bảo vệ chủ quyền biển đảo tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

33 năm trôi qua, sóng biển có thể đã xóa nhòa mọi dấu vết nhưng không thể xóa được ký ức bi tráng của người dân Việt Nam về những con người quả cảm, không tiếc máu xương để giữ gìn chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Sự hy sinh của các anh được thế hệ hôm nay luôn nhắc nhớ với lòng thành kính, những người lính tiếp bước cha anh luôn phấn đấu, luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc từng “tấc đảo, sải biển” của Tổ quốc.

Thả hoa và hạc giấy tại Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ hy sinh trên vùng biển, đảo Gạc Ma.
Thả hoa và hạc giấy tại Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ hy sinh trên vùng biển, đảo Gạc Ma.

Nhớ ơn những người ngã xuống

Những ngày này, chùa Sinh Tồn –nơi đặt tấm bia phương danh 64 liệt sĩ hy sinh trong sự kiện bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 rất đông cán bộ chiến sĩ, người dân thị trấn Trường Sa và ngư dân khai thác hải sản quanh đảo đến thắp hương, khấn vọng hương linh của những cán bộ, chiến sỹ Hải quân ưu tú đã ngã xuống với lòng thành kính và tri ân sâu sắc.

Sư thầy Thích Huy Thái, Trụ trì chùa Sinh Tồn cho biết: Để ghi nhớ công lao và tri ân sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong sự kiện ngày 14/3/1988, hàng năm cứ đến ngày này, nhà chùa thường làm cơm chay, xếp hương, hoa tại bia phương danh để cầu siêu cho linh hồn các anh hùng liệt sỹ. Hoạt động này thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, vì toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Đứng trước bia phương danh 64 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong bảo vệ chủ quyền biển đảo ở vùng biển Gạc Ma, chị Lữ Thị Kim Cúc, người dân xã đảo Sinh Tồn không khỏi bồi hồi, xúc động.

Dẫu hàng tháng, chị Cúc và chị em Hội phụ nữ xã đảo Sinh Tồn thường xuyên tổng vệ sinh xung quanh khu vực tưởng niệm, bảo quản án hương, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh quanh khu vực danh bia, thắp hương ngưỡng vọng Đức Phật và cầu siêu cho các anh linh liệt sỹ, song mỗi khi đến ngày giỗ của các anh, chị vẫn không giấu nổi cảm xúc bởi các anh hy sinh khi còn quá trẻ.

Chị Cúc chia sẻ: "Chúng tôi rất trân trọng, tự hào về các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Là những người dân đang làm ăn sinh sống tại xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, chúng tôi nguyện ra sức phấn đấu để có đời sống ngày càng phát triển, chăm lo con cái học tập tốt. Kể cho các con nghe về sự hy sinh quên mình của những người lính đã kiên cường bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông".

Ngoài ngày giỗ thì những ngày Rằm, ngày Mồng 1 hàng tháng và ngày lễ, Tết, bà con trên đảo Sinh Tồn đều đến chùa thắp hương và mong các anh - những người con đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho chủ quyền biển đảo được ngủ yên trong lòng biển cả, phù hộ độ trì cho quân dân trên đảo bình an.

Anh Hồ Lữ Hiếu, Tiểu đội dân quân tự vệ xã đảo Sinh Tồn bày tỏ:" Tôi luôn trân trọng, kính phục sự hi sinh của các anh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Để đáp lại sự hi sinh quên mình của 64 anh hùng liệt sĩ trong sự kiện bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, bản thân tôi cũng như bà con nhân dân xã đảo Sinh Tồn nguyện sát cánh cùng với cán bộ, chiến sĩ xây dựng tình đoàn kết quân dân bền chặt, ra sức xây dựng đảo về mọi mặt để góp phần nhỏ bé của mình bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc."

Đại úy Phan Cao Lâm, hiện đang thực hiện nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn bày tỏ: "Dự Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma đã giúp chúng tôi hiểu biết hơn về những chiến công và sự hy sinh của thế hệ đi trước. Trước sự hy sinh cao cả, anh dũng quên mình vì Tổ quốc, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng ấy, bản thân tôi rất xúc động. Chúng tôi kính dâng hương, dâng hoa lên các anh, mong các anh thanh thản, bình yên nơi biển cả, chúng tôi nguyện noi gương các anh, giữ vững biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc."

Quân dân thị trấn Trường Sa tại Lễ tri ân các liệt sĩ hy sinh tại vùng biển Gạc Ma.
Quân dân thị trấn Trường Sa tại Lễ tri ân các liệt sĩ hy sinh tại vùng biển Gạc Ma.

Còn mãi tinh thần và khí phách người lính giữ đảo

Trận chiến vào rạng sáng ngày 14/3/1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt.

Các chiến sỹ Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng các công trình ở quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ đời sống cho quân, dân Việt Nam thì bị tàu chiến trang bị vũ khí của Trung Quốc bất ngờ tấn công.

Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sỹ Hải quân Việt Nam không hề có vũ khí trong tay.

Trong sự kiện ấy, 64 cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh, trong đó có 19 người lính đang đóng quân trên các đảo và 45 cán bộ chiến sĩ thuộc đơn vị tàu HQ 604.

Anh hùng lực lượng vũ trang, Đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng tàu HQ505 không thể quên những giây phút chiến đấu hào hùng bảo vệ cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao ngày đó.

Ông kể, trước sự tấn công dùng sức mạnh quân sự áp đảo nhằm uy hiếp tinh thần nhưng các cán bộ chiến sĩ của chúng ta rất gan dạ, kiên cường, dũng cảm, kiên quyết bám tàu, bám đảo để bảo vệ cờ, bảo vệ đảo.

Sau khi uy hiếp nhưng không làm lay chuyển được tinh thần cán bộ chiến sĩ của ta, các tàu chiến của Trung Quốc đã dùng súng, pháo bắn thẳng vào tàu của chúng ta, làm tàu HQ604 bốc cháy và chìm rất nhanh.

Tại đảo Gạc Ma, các cán bộ chiến sĩ đã nắm chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc, lấy thân mình quyết tâm giữ đảo.

“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng” - câu nói của Anh hùng liệt sỹ, thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma lúc ấy không chỉ thể hiện khí phách anh hùng, mà còn là tư thế của người làm chủ thực sự biển đảo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Các cán bộ chiến sĩ Hải quân đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đó là một ký ức không bao giờ quên với Đại tá Vũ Huy Lễ và những cựu binh đã tham gia bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988.

33 năm đã trôi qua, trong tâm trí của những người con đất Việt, những liệt sỹ hy sinh trong sự kiện bảo vệ các đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ở quần đảo Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 mãi khắc ghi.

Những người lính đầy nhiệt huyết và sức trẻ đã nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhắc nhở thế hệ muôn đời sau về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tinh thần ấy đã thấm sâu vào mỗi người lính đang thực hiện nhiệm vụ ở Quần đảo Trường Sa hôm nay.

Thượng úy Phạm Văn Trường, Chính trị viên đảo Cô Lin bày tỏ: "Tinh thần quả cảm, quyết không lùi bước, dũng cảm, ngoan cường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biển, đảo của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo là động lực to lớn cho chúng tôi tiếp tục phát huy và kế tục sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở đảo Cô Lin luôn ra sức giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó, luôn luyện tập thành thạo kỹ chiến thuật, các phương án chiến đấu, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao." 

Theo Trung tá Lê Trọng Thông, Chính trị viên đảo Sinh Tồn, tiếp bước cha anh đi trước đang bảo vệ chủ quyền biển, đảo mỗi người lính Trường Sa luôn thấy niềm vinh dự, tự hào.

Tri ân những liệt sỹ anh hùng trong trận chiến Gạc Ma 33 năm trước 3

"Để làm tròn được nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn luôn quán triệt, vận dung phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Bác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, đó là, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược”.

Xác định chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, mỗi cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cán bộ chiến sĩ đảo Sinh Tồn không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho Nhân dân ta yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế." - Trung tá Lê Trọng Thông nói.

Thượng tá Đinh Văn Cường, chính trị viên đảo Trường Sa khẳng định, được công tác ở Trường Sa là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt, mỗi cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa luôn tiếp bước thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu xương để gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ra sức học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống.

"Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, chúng tôi luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước." - Thượng tá Đinh Văn Cường khẳng định.

33 năm đã trôi qua, sóng biển có thể đã xóa nhòa mọi dấu vết nhưng không thể xóa được ký ức bi tráng của người dân Việt Nam về những con người quả cảm, không tiếc máu xương để giữ gìn chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Người thân, đồng đội vẫn luôn khắc khoải nhớ về các anh, thế hệ hôm nay luôn phấn đấu, luyện rèn, tiếp bước cha anh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 16:40, 20/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 16:04, 20/05/2025
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".