Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường vận động và hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS

Hoàng Thùy - 07:08, 22/11/2022

Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2022 - 2026”, Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai một số mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Thành viên Đội công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình bà H’Brơi
Thành viên Đội công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy đến thăm vườn cây ăn quả của gia đình bà H’Brơi

Thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (giai đoạn 2022 - 2026” (gọi tắt là Đề án 07), Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk chọn một số thôn, buôn để triển khai thí điểm mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó có buôn Yang Reh.

Buôn Yang Reh có gần 100% đồng bào DTTS sinh sống, chủ yếu làm nông nghiệp. Nhưng đất canh tác hạn chế, thiếu nước cùng với cách thức sản xuất theo phong tục tập quán cũ, nên đời sống người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất nhì xã.

Tại buôn Yang Reh, gia đình bà H’Brơi Mlô (SN 1965), dân tộc Ê Đê là hộ nghèo có thâm niên của xã, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng mất, con đông. Gia đình bà có 5 sào đất sỏi, cát pha đá, chỉ trồng được mì, nhưng mùa khô thiếu nước, cây trồng cũng không thể sinh trưởng, phát triển nên năng suất thấp.

Nguồn thu nhập chính của gia đình bà trông chờ vào 1 sào đất lúa. Chồng bà H’Brơi là lao động chính, nhưng hai năm trước, chồng bà không may đổ bệnh, toàn bộ tài sản có được, cùng với đi làm thuê bà tập trung lo chữa bệnh cho chồng, nhưng ông vẫn không qua khỏi. Từ đây, mọi gánh nặng đè lên đôi vai của bà H’Brơi.

Tìm hiểu, nắm rõ hoàn cảnh, đầu năm 2022, Đội công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk, đã đề xuất hỗ trợ gia đình bà H’Brơi Mlô cặp heo sinh sản, 300 cây dứa, 20 mít thái và 40 cây thăng long ruột đỏ, để trồng thay thế cây mì trên diện tích đất của gia đình. Không chỉ giúp đỡ về cây, con giống, thành viên đội công tác còn phân công nhau, hỗ trợ ngày công kéo nước từ hồ Yang Reh giúp bà H’Brơi tưới, chăm sóc cây trồng trong mùa khô. Đến nay, các loại cây trồng đều sinh trưởng, phát triển tốt.

“Chúng tôi rất vui vì cả cây trồng và vật nuôi đều phát triển tốt, cuộc sống gia đình bà H’Brơi dần ổn định. Để có được thành quả đó, ngoài hỗ trợ cây, con giống chúng tôi trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc khoa học, chia nhau đến giúp bà tưới cây cả mùa khô năm ngoái”, anh Y Winh Knul, thành viên đội công tác Ban Dân vận chia sẻ thông tin.

Bà H’Brơi Mlô cho biết: cặp heo sinh sản tốt, vừa rồi mình bán được 5 cặp heo giống thu về 20 triệu đồng, so với trước đây trồng khoai mì thì đã cao hơn nhiều. Cây trồng được hỗ trợ cũng được phát triển tốt, cũng sắp đến giai đoạn thu hoạch. Theo đà này, vài năm nữa cuộc sống của mẹ con mình sẽ đỡ vất vả, bớt túng thiếu, mình biết ơn Đội công tác Ban Dân vận nhiều lắm!

Đây là ví dụ điển hình về các mô hình hỗ trợ gia đình đồng bào DTTS theo Đề án 07 mà Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai thí điểm đang mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian qua.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 07, tháng 6 vừa qua Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp UBND huyện Lắk tổ chức hỗ trợ 620 cây giống gồm mít thái và sầu riêng Dona; tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 52 hộ nghèo và cận nghèo tại buôn Yông Hắt, xã Krông Nô.

Sau khi hỗ trợ cây giống cho người dân, cán bộ ngành Nông nghiệp huyện Lắk đã tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và trồng mẫu các loại cây giống để người dân trong buôn học tập, áp dụng đúng kỹ thuật. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, người dân biết cách chăm sóc, bảo vệ để cây sinh trưởng, sau gần 6 tháng, đến nay cây trồng đang phát triển tốt. Mô hình được kỳ vọng góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho bàn con Nhân dân.

Các thành viên Đội công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên đến các mô hình để hỗ trợ người dân kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình chăm sóc cây trồng.

Theo bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân Vận Tỉnh ủy Đắk Lắk, việc triển khai Đề án 07 đang được kỳ vọng, sẽ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS. Đặc biệt, các mô hình đều được Đội công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy hỗ trợ đạt hiệu quả tốt. Hiện nay, Đội công tác sẽ căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương để áp dụng làm hiệu quả, gắn với việc phát triển kinh tế của hộ dân được triển khai mô hình.

Hiện nay, các mô hình đang triển khai đều có kết quả bước đầu rất khả quan. Thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy sẽ đánh giá kết quả thực hiện, từ đó nhân rộng mô hình đạt hiệu quả đến với các hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.