Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới

Vân Khánh - CĐ - 10:39, 03/11/2021

Hiện nay, nạn đói không chỉ dừng lại ở tình trạng thiếu lương thực mà còn là đói về dinh dưỡng. Đây là vấn đề cần được cấp ủy, chính quyền các địa phương và người dân nhận thức đầy đủ để triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” giai đoạn 2021-2025.

 Chương trình “Không còn nạn đói” hướng tới cải thiện dinh dưỡng từ bữa ăn cho người dân (Trong ảnh: Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng được triển khai tại thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: TL)
Chương trình “Không còn nạn đói” hướng tới cải thiện dinh dưỡng từ bữa ăn cho người dân (Trong ảnh: Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng được triển khai tại thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Ảnh: TL)

Nước ta đã đạt được kết quả rất ấn tượng trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Nhưng thực tế, kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, dễ tái nghèo; nhất là dưới tác động của thiên tai, dịch bệnh, tình trạng tái nghèo luôn thường trực, tập trung phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đáng chú ý là, cùng với việc vẫn còn một bộ phận nhỏ dân cư thiếu đói về lương thực thì tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đang được cảnh báo là “nạn đói tiềm ẩn”. Nạn đói này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng như tăng tỷ lệ tử vong sau sinh đối với phụ nữ mang thai.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, “nạn đói tiềm ẩn” chủ yếu xảy ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vi chất dinh dưỡng được tạo ra trong cơ thể từ việc ăn uống, nhưng không có điều kiện kinh tế nên trong khẩu phần ăn của nhiều gia đình còn thiếu hụt.

Nhận định của bà Lâm, được minh chứng rõ nét ở kết quả thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia, giai đoạn 2011 - 2020. Mặc dù, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em đã giảm từ mức trung bình (29,3% vào năm 2010) xuống mức thấp (dưới 20% vào năm 2020), nhưng vấn đề suy dinh dưỡng dai dẳng vẫn tồn tại ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng hay xảy ra thiên tai.

Chính vì vậy, khi triển khai Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 theo Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chú trọng xây dựng các mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Các mô hình ngoài góp phần thêm nguồn thu nhập cho người dân thì quan trọng nhất là hướng tới cải thiện dinh dưỡng từ bữa ăn.

Người dân biết tận dụng đất xung quanh nhà trồng rau để cải thiện chất lượng bữa ăn nằm trong nhóm mục tiêu của mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Người dân biết tận dụng đất xung quanh nhà trồng rau để cải thiện chất lượng bữa ăn nằm trong nhóm mục tiêu của mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, nước ta đã có thành tựu lớn về giảm nghèo, tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng đang là vấn đề cần phải giải quyết. Với tiềm năng về sản xuất nông nghiệp cùng một hệ thống chính sách an sinh xã hội, nhất là các chính sách về giảm nghèo triển khai ở khu vực nông thôn, miền núi thì chúng ta cần đẩy lên một bước nữa về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.

“Đây là chương trình rất nhân văn, nó quan tâm ngay từ thể trạng - nền móng ban đầu của con người. Nếu giải quyết được điều đó, sau này không phải xử lý các vấn đề như trẻ em bệnh tật, chữa bệnh của bà mẹ và bớt đi gánh nặng về mặt kinh tế - xã hội”, ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với thách thức lớn từ thiên tai, dịch bệnh, Chương trình “Không còn nạn đói” sẽ giúp làm tốt hơn công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, để Chương trình sớm về đích, trước hết phải nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề dinh dưỡng. Mặt khác, Chương trình “Không còn nạn đói” không có kinh phí độc lập nên cần sự quan tâm hơn của chính quyền địa phương trong việc lồng ghép vốn.

“Kết thúc giai đoạn 1 vào cuối năm 2020, chúng tôi rà soát xong các cơ chế, chính sách; ra bộ hướng dẫn và hình thành ở các địa phương về khung cán bộ thực hiện. Giai đoạn 2021 – 2025, sau khi tiến hành tổng kết giai đoạn 1, Ban Chỉ đạo Chương trình đã triển khai giao nhiệm vụ mở rộng ra 28 địa phương”, ông Thịnh cho biết.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ấm áp "tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Ấm áp "tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Những ngày này, tạp hóa "0 đồng" tại phường Phước Hòa (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở thành điểm đến quen thuộc của những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến đây, họ không những được phục vụ cơm trưa miễn phí, mà còn được tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt...
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Sáng 9/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu tại Đại hội.
Ấm áp

Ấm áp "tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Những ngày này, tạp hóa "0 đồng" tại phường Phước Hòa (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở thành điểm đến quen thuộc của những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến đây, họ không những được phục vụ cơm trưa miễn phí, mà còn được tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt...
Lạng Sơn: Ngập lụt diện rộng ở huyện Tràng Định, nhiều nơi bị cô lập

Lạng Sơn: Ngập lụt diện rộng ở huyện Tràng Định, nhiều nơi bị cô lập

Tin tức - Minh Anh - 2 giờ trước
Do mưa lớn liên tục, nước lũ lên nhanh, nhiều xã và thị trấn Thất Khê trên địa bàn huyện Tràng Định đã ngập sâu trong nước lũ. Trong đêm 8/9, nhiều người dân ở huyện Tràng Định đã phải đăng những dòng trạng thái cầu cứu trên mạng xã hội...
Hà Giang: Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp sau bão số 3, đã ghi nhận một người tử vong

Hà Giang: Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp sau bão số 3, đã ghi nhận một người tử vong

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 8 - 9/9, trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn, dẫn tới sạt lở đất và ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến hàng chục nhà ở, hàng trăm ha lúa của người dân.
Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Kinh tế - Hải Thượng - 2 giờ trước
Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Trong đó, Đồn đã phát triển cây bo bo trở thành một mô hình cây trồng nhiều tiềm năng, giúp đồng bào có thu nhập ổn định.
Xe khách bị vùi lấp ở Cao Bằng, nhiều người mất tích

Xe khách bị vùi lấp ở Cao Bằng, nhiều người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sạt lở đất ở Cao Bằng khiến xe khách chở hàng chục người gặp nạn, bị vùi lấp; công tác cứu hộ hiện gặp nhiều khó khăn do Quốc lộ 34 sạt lở nhiều đoạn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Văn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ không quản ngại khó khăn, gian khổ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở; đồng thời tuyên truyền vận động người dân làm theo. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.
MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 4 giờ trước
Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, MobiFone đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân tại các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề, bởi bão Yagi. Đến nay, MobiFone cơ bản khôi phục thông tin liên lạc sau bão Yagi.
Quảng Ninh: Nhiều nơi ngập lụt sau bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều nơi ngập lụt sau bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão số 3, ngay sau khi bão đi qua, nhiều địa phương tại Quảng Ninh tiếp tục phải hứng chịu lũ lụt.
Sạt lở gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 4D

Sạt lở gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 4D

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quý Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi đi Lào Cai và ngược lại không thể di chuyển.
Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.