Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng một số Bộ và địa phương kiểm tra khắc phục sạt lở và ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Bình Định, các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và Hoài Ân là những địa phương có nguy cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng lũ quét, sạt lở đất khi có mưa lũ lớn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 21 điểm sạt lở bờ biển, trong đó có 5 điểm đặc biệt nguy hiểm; tốc độ sạt lở trung bình 5m/năm. Các sông, suối lớn trên địa bàn cũng đang có 152 điểm bị sạt lở, trong đó 105 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Đáng lo ngại, tốc độ sạt lở đang ngày càng tăng, nhưng các công trình chống sạt lở lại đang được triển khai xây dựng rất chậm.
Trong 2 ngày qua, mưa lớn liên tục khiến tình trạng sạt lở đất, vùi lấp nhiều nhà ở, phòng học trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa – Thanh Hóa.
Hơn 3 năm qua, tình trạng sạt lở bờ sông Krông Bông đoạn chảy qua thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã nuốt chửng nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, đất ở và đang có nguy cơ đe dọa tính mạng của hàng chục hộ dân sống ven sông.
Theo ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, bão số 4 gây mưa lớn làm cho tuyến đường Quốc lộ 15C từ thành phố Thanh Hóa lên huyện Mường Lát bị sạt lở nghiêm trọng, khiến cho huyện rơi vào tình trạng cô lập với các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại các xã Nhi Sơn, Trung Lý, Tam Chung, Mường Chanh, Mường Lý... Hiện tại, giao thông tê liệt, mọi phương tiện lưu thông trên địa bàn huyện hoàn toàn ách tắc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, từ đêm (16/8), nhiều địa phương ở miền Tây Nghệ An đã có mưa lớn. Mực nước các khe, suối dâng cao, gây ngập lụt, sạt lỡ nhiều nơi, nhiều tuyến đường bị chia cắt, khu dân cư bị cô lập, đã có 4 người chết và mất tích.
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 cho 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển. Bằng nguồn vốn này, các địa phương đã triển khai nhiều dự án xử lý bờ sông, kè biển, nâng cấp hệ thống đê bao, khắc phục thiên tai đã gây ra nhằm giảm tổn thất cho người dân về người và tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều dự án mang tính cấp bách ứng phó với thiên tai vẫn phải chờ vốn.
Cứ mỗi đợt mưa lũ về, hai bên bờ sông Nhùng đoạn chảy qua xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) lại thêm một lần sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân sống ven sông. Mặc dù chính quyền đã triển khai một số giải pháp, tuy nhiên các giải pháp chỉ mang tính tạm thời...
Đi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức ngay đoàn công tác để đánh giá toàn diện tình hình sạt lở tại Hoà Bình; bảo vệ hiện trường, khẩn trương di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cùng với bão số 3 và hoàn lưu bão số 3 nên trên địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có bão và mưa lớn kéo dài, gây sạt lở và ngập lụt trên diện rộng
Cùng với các huyện Than Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè, Sìn Hồ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cũng là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản, nhà ở của nhân dân do đợt mưa lũ vừa qua. Với phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân cũng như đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, huyện Tân Uyên đã di dời 123 hộ gia đình ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm.
Đến hết tháng 6/2018, UBND huyện Đà Bắc đã triển khai 5 khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dân cấp bách ra khỏi vùng nguy cơ cao sạt lở trước mùa mưa bão. Các khu TĐC được quy hoạch đầy đủ nhiều hạng mục như mặt bằng, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, nước sinh hoạt, điện, trường học… đến nay, 100% số hộ dân sống trong vùng nguy cơ bị sạt lở đã định cư tại nơi ở mới.
Mặc dù chưa được cấp sổ đỏ, song nhiều hộ dân ở tổ dân phố số 2, phường Phố Mới, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã sinh sống ổn định hơn 20 năm tại đây.
Ngày 31/5, ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Long An cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sự cố sạt lở nghiêm trọng trên tuyến đê bao sông Vàm Cỏ thuộc xã Tân Chánh, huyện Cần Đước.
Mùa mưa bão năm 2018 đã cận kề, hàng chục hộ dân thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Nậm Nơn lại tiếp tục phải sống trong nỗi lo trôi nhà. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư giải quyết.
Do địa hình bị chia cắt mạnh với nhiều sông sâu, núi cao nên người dân ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như: Sơn Tây, Tây Trà thường phải đối diện với tình trạng sạt lở đất.
Thời gian qua, nhiều điểm ven biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã bị sạt lở nghiêm trọng, như ở khu vực Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, phạm vi sạt lở kéo dài hơn 10km, dọc theo bờ biển. Biển xâm thực sâu vào đất liền trung bình khoảng 100m, làm mất diện tích đất sản xuất của 97 hộ dân, với diện tích khoảng 100ha.