Sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp nhưng với niềm đam mê sáng chế, anh Nguyễn Văn Quý (SN 1993, thôn Huy Hoàng, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã bắt tay vào sáng chế nhiều máy móc hữu ích, có tính ứng dụng cao giúp bà con nông dân.
Đó là thầy Văn Sỹ Nghi, giảng viên Trường CĐ nghề Phú Yên. Máy mà thầy Nghi sáng chế là máy trợ thở không xâm nhập nhằm hỗ trợ người khó thở do bệnh tật hoặc ngạt thở.
Bằng sự đam mê, sáng tạo, 2 em học sinh A Minh Khiêm và A Trường, lớp 8, Trường phổ thông DTBT THCS Ngô Quyền xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã sáng chế ra “Máy thái và trộn thức ăn trong chăn nuôi” nhằm giảm bớt thời gian và sự vất vả cho người nông dân.
Đầu tháng 5, tất cả học sinh 2 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ tránh dịch. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường học đều triển khai các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Những sáng chế nước sát khuẩn sả chanh, buồng khử khuẩn và máy rửa tay tự động đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tích cực.
Giữa mùa dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh được nghỉ học để phòng dịch, thầy giáo Lê Văn Giang, giáo viên dạy môn Vật lý của Trường THPT Trường Chinh, huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông) đã sáng chế thành công buồng khử khuẩn toàn thân, góp phần cùng cả nước phòng, chống dịch.
Gắn bó với miệt vườn, nhận thấy những khó khăn, vất vả của người nông dân, Ông Lê Phước Lộc, 65 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Hữu, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã mày mò, sáng chế nhiều dụng cụ hữu ích giúp bà con giảm sức lao động trong thu hoạch cây trái...
Dù khiếm khuyết về cơ thể, cụt một tay phải, mắt trái mờ nặng từ lúc còn thanh niên do bị thương bởi mìn, nhưng ông đã có hơn 40 sáng chế hữu ích được ứng dụng vào thực tế cuộc sống, trong đó có nhiều sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế. Đó là nông dân Tạ Tuấn Minh, 55 tuổi, ở phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long (Bình Phước).
Với sáng chế nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi rượu áp dụng cho hộ gia đình, 2 học sinh lớp 9-Trường THCS Tân Hóa ( Minh Hóa, Quảng Bình) đã mang về cho nhà trường giải Ba tại Hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở (THCS) toàn quốc vừa được tổ chức vào đầu tháng 3/2019.
Nữ Tiến sĩ Trịnh Kiều Thế Loan (31 tuổi, quê Trà Vinh) được nhận giải Quả cầu Vàng về khoa học công nghệ năm 2018. Khi được nghe cô tâm sự về công việc chuyên môn mới hiểu hết đam mê và ý nghĩa theo đuổi nghiên cứu khoa học của chị. Nữ Tiến sĩ Trịnh Kiều Thế Loan hiện đang làm trợ lý Giáo sư tại Khoa Công nghệ Sinh học Nano, Đại học Gachon-một trong những đại học danh tiếng của Hàn Quốc.
Hàng ngàn dự án, sản phẩm sáng chế khoa học độc đáo gắn liền với thực tiễn đã được học sinh giới thiệu tranh tài tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018. Tại tỉnh Lâm Đồng có những sáng kiến của các em học sinh mang đậm dấu ấn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra những định hướng phát triển trong tương lai…
“Máy được gắn mô tơ điện, chỉ cần đặt tấm gỗ lên và di chuyển thanh trượt, gỗ được xẻ theo đường thẳng tắp mà không cần đánh dấu…”, đó là những mô tả về công năng của chiếc máy xẻ gỗ cải tiến, do anh Trương Văn Thủy ở thôn Còi Mò, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) sáng chế. Chiếc máy của anh Thủy đã giúp cho các xưởng gỗ tiết kiệm rất nhiều về tiền bạc và thời gian.
“Trong những chuyến công tác về miền núi, nhìn thấy những đứa trẻ phải đeo trên vai chiếc gùi chất đầy củi, tôi rất thương và mong muốn sẽ làm được điều gì đó giúp đỡ các em…”. Đó là lời tâm sự của ông Bùi Thế Tung (sinh năm 1954), dân tộc Mường, nguyên là cán bộ công tác tại Ủy ban Dân tộc. Trăn trở đó đã thôi thúc ông sáng chế ra chiếc bếp đun đa năng có thể sử dụng được nhiều chất đốt có sẵn, góp phần cải thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu đốt cho người dân. Sản phẩm rất tiện ích trong đời sống của đồng bào DTTS và miền núi.
Chàng thanh niên dân tộc Tày Nguyễn Văn Huỳnh (sinh năm 1993) ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đã sáng chế thành công hệ thống bếp mang thương hiệu cá nhân Huỳnh Phát. Hệ thống bếp Huỳnh Phát của Nguyễn Văn Huỳnh đã đem lại những giá trị thiết yếu trong cuộc sống cho người dân.
1kg ngô giống gieo trong 1 giờ bằng một chiếc máy nông nghiệp đa năng, đó là phương thức đang được người dân ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn áp dụng trong sản xuất. Với sáng chế của mình, anh Nguyễn Văn Tuấn, dân tộc Tày đã giúp người dân tại địa phương rút ngắn thời gian canh tác, tiết kiệm nhân lực. Từ chiếc máy nông nghiệp đa năng, anh Tuấn thành lập Hợp tác xã (HTX) Thành Ngân do anh làm Chủ nhiệm, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
Xuất thân từ gia đình nhiều đời làm nghề nông, một nông dân ở Cần Thơ đã chế tạo thành công hệ thống tưới nước và phun phân, thuốc tự động, điều khiển bằng điện thoại di động, giúp cho việc canh tác thuận lợi, giảm cả trăm lần chi phí so với lao động chân tay. Đặc biệt, mô hình của anh còn thích ứng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt ở nước ta.
Hai học sinh Trường THPT Đăk G’Long, thuộc huyện nghèo Đăk G’Long (Đăk Nông) đã sáng chế thành công phần mềm từ điển sử dụng trên điện thoại thông minh, thuận tiện trong việc tra cứu ứng dụng, chữ viết M’nông.
Người dân ở xã Thạnh Đức và huyện Bến Lức (Long An) không còn lạ với hình ảnh người cán bộ truyền thanh xã Nguyễn Lê Duy cần mẫn với chiếc xe hút đinh dọc tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã và một số tuyến đường khác của huyện Bến Lức. Việc làm của anh khiến nhiều người cảm phục, trong đó có những người từng là nạn nhân của nạn rải đinh.